Trang chủ Lớp 8 Văn Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

  • 29 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?

Xem đáp án

- Nhan đề “Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh” đã khái quát được nội dung các chi tiết tác giả sẽ hướng tới phân tích trong văn bản nghị luận.

- Bố cục bài viết triển khai ba luận điểm:

- Luận điểm 1 (phần 2): Vẻ đẹp và sức gợi của các hình ảnh “nắng mới”, “áo đỏ” trong mạch chảy của nỗi niềm nhớ mẹ.

- Luận điểm 2 (phần 3): Vẻ đẹp và sức gợi của hình ảnh “nét cười đen nhánh” làm sắc nét thêm hình ảnh mẹ – tâm điểm của nỗi nhớ.

- Luận điểm 3 (phần 4): Liên hệ, kết nối với chủ đề của bài thơ (nỗi niềm thương nhớ mẹ).

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ.

- Mô típ bài thơ.

- Chủ thể trong bài thơ.

Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.

Thời điểm ấy.....mung lung đến thế.

Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."

Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.

Dáng vào ra của mẹ...đa cảm.

- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa.

- So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm.


Câu 6:

b) Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)

Xem đáp án

- Ý b) đúng vì ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi phần luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.


Câu 7:

c) Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.

Xem đáp án

- Ý c) đúng vì trong phần phân tích, tác giả đã so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Tế Hanh để làm nổi bật các chi tiết “ngày không”, “nét cười đen nhánh” và nỗi nhớ mẹ, từ đó nhấn mạnh giá trị tác phẩm.


Câu 8:

d) Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản.

Xem đáp án

- Ý d) chưa đúng vì văn bản sử dụng không nhiều phép tu từ (chỉ có phép so sánh). Tính biểu cảm của văn bản được tạo nên chủ yếu bởi lời văn uyển chuyển, giàu nhịp điệu, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh.


Câu 9:

Phần cuối của văn bản có câu: “Chính vì thế, Nắng mới gợi niềm đồng vọng sâu xa ở nhiều tâm hồn bạn đọc.”. Theo em hiểu, “niềm đồng vọng sâu xa” mà tác giả nói đến ở đây là gì?

Xem đáp án

Cụm từ “niềm đồng vọng sâu xa” chính là khả năng khơi gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bạn đọc, ở đây là nỗi niềm thương nhớ mẹ. Bài thơ Nắng mới gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bạn đọc vì tình mẫu tử là tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, lắng đọng; hình ảnh mẹ luôn là hình ảnh gợi nhiều thương nhớ nhất trong kí ức của những người con.


Câu 10:

Hãy nêu đoạn văn mà em thích nhất trong bài và trình bày lí do yêu thích.

Xem đáp án

- Đoạn văn em thích nhất trong bài: “Đối với mỗi con người [...] trên mặt giấy.”.

- Lí do yêu thích:  Chủ đề của bài thơ luôn là điều được bạn đọc quan tâm, bởi chủ đề chỉ phối đến mạch cảm xúc của tác giả, làm lan toả mạch cảm xúc đó đến người đọc. Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách đi từ chủ đề để khơi gợi những giá trị đặc sắc tiếp theo như cấu tứ, giọng điệu bài thơ. Đoạn văn thể hiện cách cảm nhận gần gũi mà sâu sắc của người viết về tác giả Lưu Trọng Lư và bài thơ Nắng mới.


Bắt đầu thi ngay