Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
-
147 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Em hiểu như thế nào về nhan đề Trao duyên?
Nhan đề Trao duyên thể hiện được nội dung của đoạn trích.
Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng là do “xót tỉnh máu mủ” (tình chị em) chứ không phải vì “lời nước non” (tinh yêu), do vậy nàng chỉ có thể trao duyên cho em còn tình yêu – rất riêng và thiêng liêng – nàng không thể trao. Thuý Kiều dành chữ tình cho một người duy nhất là Kim Trọng và Kim Trọng đối với Kiều cũng vậy. Trao duyên, thực chất là Kiều nhờ Vân lấy Kim Trọng để “trả nghĩa” chứ không phải vì tình yêu. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du luôn dùng chữ duyên khi nói về quan hệ Thuý Vân – Kim Trọng và dành chữ tình để nói về tinh yêu Kim – Kiều: “Duyên em dù nối chỉ hồng”, “Càng âu duyên mới, càng đào tình xưa”.
Câu 2:
20/07/2024Đâu là chủ đề chính của đoạn trích Trao duyên?
A. Bi kịch của lòng hiếu thảo
B. Bi kịch tình chị em
C. Bi kịch tình yêu tan vỡ
D. Bi kịch bị ám ảnh bởi cái chết
Đáp án C
Câu 3:
13/07/2024Thuý Kiều đã thuyết phục Thuý Vân như thế nào khi “trao duyên” để Thuy Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng?
Khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, Thuý Kiều vừa ràng buộc Thuý Vân bằng tình chị em, vừa khẩn cầu Vân giúp minh. Thuý Kiều ràng buộc Thuý Vân bằng “tình máu mủ” vì trong cơn gia biến “sóng gió bất kì”, Vân phải có trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Hơn nữa, Kiều không thể cùng một lúc làm tròn bổn phận cả bên tình và bên hiếu.
Kiều khẩn cầu Vẫn giúp mình vì nàng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái khi phải thay chị lấy người mà chị từng yêu say đắm, thiết tha. Sự khẩn cầu của Kiều thể hiện qua cả lời nói và hành động: “Cậy em em có chịu lời / Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ diễn đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,... Kiều đã dùng từ “cậy”. Phải chăng chỉ từ “cậy” mới hàm chứa cả hai ý nhờ và tin: chị nhờ em và tin tưởng em sẽ giúp? Trong khi các từ nhờ, mượn, phiền,... chỉ mang ý nhờ vả mà không bao hàm ý tin tưởng vào sự nhờ vả. Tại sao là “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”? Tại sao “chịu lời” trước rồi mới “thưa” sau? Nếu Kiều “thưa” trước, trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” nghĩa là người được nhờ đã biết sự việc, đã có ý kiến của người nhận, có sự tự nguyện của người nhận. Do vậy, phải là “chịu lời” vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Là chị của Vân nhưng Kiều dùng những từ ngữ thể hiện minh là người ở dưới đang nhờ vả: ngồi lên, lạy, thưa. Điều này càng làm cho Thuý Vân khó bề thoái thác.
Vừa rằng buộc, vừa thuyết phục, ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Thuý Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Câu 4:
06/07/2024Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tỉnh yêu Bằng việc để lại kỉ vật, Thuý Kiều muốn được trở về hiện điện trong tỉnh yêu nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Sau khi nhờ Văn trả nghĩa cho Kim Trọng với tình yêu, Kiều là người bạc mệnh nhất. Kiều để lại những kỉ vật thiêng liêng và đẹp đẽ của tình yêu: “Chiếc vành với bức tờ mây”, “Phím đàn với mảnh gương nguyền ngày xưa”. Khi nhìn thấy kỉ vật, Kim Trọng sẽ nhớ về Kiều, hiểu nỗi lòng của Kiều. Thuý Kiều muốn hiện diện trong tình yêu và con đường thứ nhất để nàng trở về là để lại kỉ vật. Nhưng con đường này bế tắc, vì hai điều: kỉ vật của tình yêu là riêng và thiêng liêng, bây giờ thành “của chung” ba người: Kim Trọng, Thuy Kiểu Thuý Vân. Tình yêu là riêng và thiêng liêng nên không thể san sẻ cho người thứ ba, dù người ấy là em gái. Lại nữa, kỉ vật gợi về quá vãng tươi đẹp trong khi hiện tại đau buồn, do vậy bi kịch càng lớn hơn. Vì thế, Thuý Kiều đã tìm đến con đường thủ hai là trở về hiện diện trong tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Kiều những mong bằng sự trở về này nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương yêu: “Tưới xin chén nước cho người thác oan”. Nhưng giọt nước mặt của Kim Trọng không thể làm tan mối tình oan khuất của Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về siêu hình, sự trở về không có gặp gỡ, vẫn là “Dạ đài cách mặt khuất lời”. Phải chăng đây cũng là ý nghĩa nhân văn của đoạn trích Trao duyên?
Cả hai con đường với mong muốn trở về hiện diện trong tình yêu, nhận được sự đồng cảm của người yêu đều bế tắc, nhưng Thuý Kiều vẫn không thôi khát vọng tình yêu, vẫn hướng về Kim Trọng. Chính vì vậy, bi kịch của Kiều càng được đẩy lên tới đỉnh cao nhất.
Câu 5:
23/07/2024Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.
Trong đoạn Trao duyên, diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện qua sự chuyển đổi lời thoại.
- Trước hết, có thể thấy trong đoạn Trao duyên, Thuý Kiều nói với Thuỷ Vân (16 câu thơ đầu, từ “Cậy em em có chịu lời” đến “Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng còn chút của tin” đến câu “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”); cuối cùng, Kiều hướng tới Kim Trọng (hai câu kết: “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang / Thôi thôi thiếp đã người phụ chàng từ đây”).
- Qua sự chuyển đổi lời thoại, có thể thấy diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua ba nấc thang tâm lí.
+ Nói với Thuý Vân, Thuý Kiều muốn nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Việc nhờ Vân trả nghĩa đã xong, Kim Trọng sẽ “nên vợ nên chồng”, vì thế trong tình yêu, Thuý Kiều là người bạc mệnh nhất. Nàng mong muốn được trở về hiện diện trong tình yêu và nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Tuy nhiên, con đường trở về hiện diện trong tình yêu bằng kỉ vật là bế tắc (như đã phân tích ở Câu hỏi 4).
+ Đang nói với Thuý Vân, do quá đau khổ, Kiều như quên đi sự hiện diện của Vân và lời của nàng như đang tự nói với chính mình. Nàng tự bộc lộ nỗi niềm tâm trạng trước hiện thực phũ phàng: lòng vẫn mang nặng lời thề, tình yêu tan vỡ, thân phận khổ đau. Qua lời Kiều như nói với mình, có thể thấy nàng đang bị ám ảnh bởi cái chết, vì với nàng cuộc đời là trống trải, là vô nghĩa khi tình yêu không còn nữa.
+ Tình yêu tan vỡ, người mà Kiều thương cảm nhất chính là Kim Trọng. Chính vì vậy, đang tự nói với chính mình, Kiều đã hướng về Kim Trọng, gửi lời vĩnh biệt tới chàng Kim trong sự đau khổ tột cùng: “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! / Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
Câu 6:
20/07/2024Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên?
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng khi miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:
– Dùng thành ngữ “nửa đường đứt gánh” để nói về tình yêu đang đẹp bất ngờ bị tan vỡ; thành ngữ “thịt nát xương mòn” để nói về lòng biết ơn.
trôi”.
– Dùng ẩn dụ để nói về tình yêu tan vỡ: “trâm gãy hương tan”, “nước chảy hoa trôi”.
– Dùng cách nói giảm khi nói về cái chết để vợi bớt nỗi thương đau: “ngậm cười chín suối”, “Dạ đài cách mặt khuất lời”.
– Sử dụng lời độc thoại nội tâm để miêu tả tâm trạng Thuý Kiều (đã phân tích ở Câu hỏi 5).
Câu 7:
20/07/2024Có ý kiến cho rằng với đoạn trích Trao duyên dù tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu của con người không mất. Hãy ghi lại những suy nghĩ của em về ý kiến này.
HS ghi lại những suy nghĩ của cá nhân một cách tự do về ý kiến đã nêu. Tuy nhiên, cần thấy được sự hợp lí của nhận định cho rằng “với đoạn trích Trao duyên dù tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu của con người không mất”, đồng thời phân tích làm sáng tỏ nhận định đó.
Ở đoạn trích Trao duyên, tình yêu Kim – Kiều, một tình yêu cụ thể thì tan vỡ.
- Khát vọng tình yêu của con người không mất:
+ Trong bi kịch tột cùng của tình yêu tan vỡ, tưởng như Thuý Kiều sẽ buông tay trước số phận, duyên phận: “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”, nhưng thực tế nàng vẫn không từ bỏ tình yêu, vẫn hướng về Kim Trọng (thể hiện tập trung ở hai câu kết).
+ Trong mười lăm năm lưu lạc "Hết nạn nọ đến nạn kia / Thanh lâu hai huy thanh y hai lần”, Thuý Kiều cũng không bao giờ từ bỏ khát vọng tinh yêu. Tấm lòng nàng luôn nhớ và hướng về Kim Trọng.
– Sự quyện hoà giữa niềm thương cảm trước bị kịch tình yêu tan vỡ và sự đồng cảm, khẳng định khát vọng tình yêu của con người đã làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong chủ đề tình yêu của kiệt tác Truyện Kiều.