Giải SBT Lịch sử & Địa lí lớp 4 CTST Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền trung
Giải SBT Lịch sử & Địa lí lớp 4 CTST Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền trung
-
48 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Quan sát các hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Em hãy cho biết điểm chung của các địa danh.
Đây đều là các địa danh di sản ở vùng Duyên hải miền Trung.
Câu 2:
19/07/2024Quan sát các hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Giải thích tại sao các địa danh này được giới thiệu trên tem bưu chính.
Các địa danh này được giới thiệu trên tem bưu chính là những địa điểm danh lam thắng cảnh có giá trị lịch sử, văn hoá và thiên nhiên của Việt Nam
Câu 3:
17/07/2024Em hãy khoanh tròn vào tên các món ăn tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung trong bảng dưới đây:
- Các món ăn tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung:
+ Bún bò Huế
+ Mì Quảng
+ Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
+ Nem chua Thanh Hoá
+ Nem nướng Nha Trang
+ Cao lầu Hội An
+ Tré rơm Bình Định
Câu 4:
17/07/2024Em hãy đánh dấu vào ¨ trước thông tin đúng và dấu vào ¨ trước thông tin sai. Với những thông tin sai, hãy viết lại cho đúng.
¨ Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày sinh của vua Lê Thái Tổ).
¨ Phần lễ trong lễ hội Lam Kinh được thực hiện theo nghi thức cổ truyền như: màn trống hội, cờ hội, rước kiệu.
¨ Lễ hội Lam Kinh thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên đồng thời góp phần bảo tồn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
¨ Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức từ 12 tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hằng năm, tuỳ thuộc mỗi địa phương.
¨ Phần lễ trong lễ hội Cầu Ngư có nghi thức quan trọng nhất là cúng thần Mặt Trời, tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn.
¨ Lễ hội Ka-tê của người Chăm được tổ chức vào tháng 7 dương lịch hằng năm.
( v ) Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch ( ngày sinh của vua Lễ Thái Tổ)
( v ) Phần lễ trong lễ hội Lam Kinh được thực hiện theo nghi thức cổ truyền như: màn trống hội, cờ hội, rước kiệu
( v ) Lễ hội Lam Kinh thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên đồng thời góp phần bảo tồn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc
( x ) Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức từ 12 tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hằng năm, tuỳ thuộc mỗi địa phương => Sửa: Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức từ 12 tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch hằng năm, tuỳ thuộc mỗi địa phương.
( x ) Phần lễ trong lễ hội Cầu Ngư có nghi thức quan trọng nhất là cúng thần Mặt Trời, tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn => Sửa: Phần lễ trong lễ hội Cầu Ngư có nghi thức quan trọng nhất là cúng cá Ông ( cá voi), tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn
( x ) Lễ hội Ka-tê của người Chăm được tổ chức vào tháng 7 dương lịch hằng năm => Sửa: Lễ hội Ka-tê của người Chăm được tổ chức vào tháng 7 hằng năm theo lịch Chăm (tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch)