Giải SBT Lịch sử & Địa lí lớp 4 CTST Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng bắc bộ
Giải SBT Lịch sử & Địa lí lớp 4 CTST Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng bắc bộ
-
66 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Quan sát hình 3 trang 38 trong SGK và dựa vào kiến thức đã học, em hãy:
Đánh dấu x vào ¨ trước thông tin đúng về đặc điểm dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
¨ Vùng có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh.
¨ Mật độ dân số trung bình của vùng lên đến hơn 21 triệu người.
¨ Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao nhất.
¨ Dân cư của vùng tập trung chủ yếu ở ven biển.
Thông tin đúng
þ Vùng có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh.
þ Mật độ dân số trung bình của vùng lên đến hơn 21 triệu người.
þ Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao nhất.
Câu 2:
17/07/2024Hoàn thành bảng dưới đây về mật độ dân số của các tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
STT |
Mật độ dân số |
Tên các tỉnh, thành phố |
1 |
Dưới 1.000 người/km2 |
|
2 |
Từ 1 000 - 2 000 người/km2 |
|
3 |
Trên 2 000 người/km2 |
|
STT |
Mật độ dân số |
Tên các tỉnh, thành phố |
1 |
Dưới 1.000 người/km2 |
Vĩnh Phúc, Ninh Bình. |
2 |
Từ 1 000 - 2 000 người/km2 |
Bắc Ninh; Hưng Yên; Hải Dương; Hải Phòng; Thái Bình; Hà Nam; Nam Định. |
3 |
Trên 2 000 người/km2 |
Thành phố Hà Nội |
Câu 3:
21/07/2024Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có mật độ dân số cao do nguyên nhân chính nào?
A. Đồng bằng rộng lớn, có nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
B. Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, giáp biển nên thuỷ sản nhiều.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng phong phú, có trữ lượng lớn.
Đáp án đúng là: C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Câu 5:
17/07/2024Quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Hãy nêu những điều em biết về hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có hai hệ thống sông là sông Hồng và sông Thái Bình, hệ thống sông Hồng là tiêu biểu nhất.
- Trải qua hàng nghìn năm, đê trở thành một hệ thống hoàn chỉnh với chiều dài lên đến hàng nghìn ki-lô-mét.
- Đê sông Hồng cao trung bình từ 6 m đến 8 m tuỳ từng vị trí, có nơi cao hơn 10 m. Chân đề rộng từ 30 đến 50 m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.
Câu 6:
17/07/2024Quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Lí giải tại sao cần phải bảo vệ đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Vào mùa hạ mưa nhiều, nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng. Để ngăn lũ lụt, người dân nơi đây đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.
Câu 7:
18/07/2024Em hãy đánh dấu vào ¨ trước thông tin không đúng về làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
¨ Mỗi làng đều có một nghề thủ công đặc trưng.
¨ Để tạo ra sản phẩm, nghệ nhân cần trải qua nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ.
¨ Các sản phẩm thủ công của làng nghề đều rất tinh xảo, có giá trị kinh tế cao.
¨ Các làng nghề không cần bảo tồn và phát huy giá trị.
þ Các làng nghề không cần bảo tồn và phát huy giá trị.
Câu 8:
17/07/2024Em hãy điền tên các công đoạn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ vào chỗ trống (......) dưới các hình.
a. Cày ruộng
b. Gieo mạ
c. Cấy lúa
d. Phân bón lúa
e. Gặt lúa
Câu 10:
18/07/2024- Một số làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng chiếu cói Kim Sơn (Ninh Bình),...
Câu 11:
17/07/2024Viết một đoạn văn (không quá 100 chữ) miêu tả sản phẩm đặc trưng của làng nghề mà em đã sưu tầm hình ảnh ở trên.
(*) Tham khảo: Lụa Vạn Phúc có những nét riêng không thể tìm thấy được ở các sản phẩm lụa nơi khác, điều đó có được từ chính đôi bàn tay của người nghệ nhân, họ là người giữ bí kíp gia truyền, đem cả tâm và thân của mình vào trong sản phẩm. Họ đã phải mất rất nhiều tâm huyết và công sức để tạo ra được một tấm lụa cực phẩm. Một tấm lụa Vạn Phúc ra đời phải trải qua nhiều công đoạn, thời gian, ở mỗi công đoạn đều cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo, điêu luyện. Từ quá trình trồng dâu nuôi tằm, ủ tằm kéo kén, guồng tơ mắc cửi, dệt tơ nhuộm tơ... mặc dù hiện nay đã có nhiều máy móc hiện đại tiên tiến hỗ trợ nhưng vẫn không thể thay thế con người, máy móc chỉ là phụ trợ không đáng kể, chủ yếu vẫn là thủ công. Từng sợi tơ dệt nên dải lụa mềm chính là kết tinh của trời đất, thấm đượm công sức lao động, tình yêu và sự tài hoa của người nghệ nhân làng lụa.