Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Giải SBT Lịch Sử 11 KNTT Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Giải SBT Lịch Sử 11 KNTT Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Giải SBT Lịch Sử 11 KNTT Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

  • 116 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 13:

17/07/2024

Hãy xác định câu đúng hoặc sai về quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á và giải thích ngắn gọn câu sai.

1. Trong khi hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, chỉ có Xiêm là nước giữ được nền độc lập hoàn toàn.

2. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dài nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đó là thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511.

3. Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị In-đô-nê-xi-a.

4. Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây đều rơi vào tay người Anh.

5. Thực dân Anh sau hơn 60 năm mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma), thực dân Pháp sau 26 năm (1858 - 1884) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

6. Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an-gun, mở đầu xâm lược Miến Điện vào năm 1824.

7. Để bảo vệ độc lập, Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và ở Mã Lai cho Anh (1909).

Xem đáp án

- Các câu đúng là: 2, 4, 6, 7.

- Các câu sai là:

+ Câu số 1 (Xiêm mặc dù không trở thành thuộc địa nhưng vẫn bị lệ thuộc vào thực dân phương Tây)

+ Câu số 3 (Thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị Phi-líp-pin)

+ Câu số 5 (Thực dân Pháp phải đến năm 1893 mới hoàn thành việc xâm thi chiếm ba nước Đông Dương).


Câu 15:

20/11/2024

Khai thác tư liệu 1, 2 và các hình sau

Chỉ ra những cụm từ thể hiện chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á. (ảnh 1)

Em hãy

Chỉ ra những cụm từ thể hiện chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.

Xem đáp án

* Trả lời:

Những cụm từ thể hiện chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á:

- Trong tư liệu 1: khai thác, vơ vét và bòn rút... bằng chính sách thuế khoá; cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài,...

- Trong tư liệu 2: họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trang tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn nhân dân

* Mở rộng:

Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a) Quá trình xâm lược

- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội, với nhiều cuộc nổi dậy nhất là của nông dân.

* Đối với Đông Nam Á hải đảo

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập Inđônêxia. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

- Trải qua gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), bằng những thủ đoạn khác nhau, từ buôn bán, xâm nhập thị trường, đến tiến hành chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

* Đối với Đông Nam Á lục địa

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mianma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

b) Chính sách cai trị

- Về chính trị:

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.

+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

- Về kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

- Về văn hoá - xã hội:

+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;

+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Giải Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

 

Câu 16:

27/09/2024

Theo em, chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đến các nước trong khu vực?

Xem đáp án

*Trả lời:

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã tác động tiêu cực đến các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục.

- Về chính trị:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

- Về kinh tế:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

* Mở rộng 

Lý thuyết Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a) Quá trình xâm lược

- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội, với nhiều cuộc nổi dậy nhất là của nông dân.

* Đối với Đông Nam Á hải đảo

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập Inđônêxia. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

- Trải qua gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), bằng những thủ đoạn khác nhau, từ buôn bán, xâm nhập thị trường, đến tiến hành chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

* Đối với Đông Nam Á lục địa

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mianma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

b) Chính sách cai trị

- Về chính trị:

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.

+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

- Về kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

- Về văn hoá - xã hội:

+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;

+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

 
 

Câu 17:

22/07/2024

Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.

Chính sách về chính trị

Chính sách về kinh tế

Chính sách về văn hoá - xã hội

 

 

 

Xem đáp án

Chính sách về chính trị

Chính sách về kinh tế

Chính sách về văn hoá - xã hội

- Thiết lập bộ máy cai trị trực tiếp/ gián tiếp.

- Chính sách “chia để trị”.

- Đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

- Vơ vét tài nguyên.

- Bóc lột nhân công.

- Độc chiếm thị trường tiêu thụ.

- Thi hành chính sách “ngu dân”

- Làm xói mòng các giá trị văn hóa truyền thống của cư dân Đông Nam Á.


Câu 18:

21/07/2024

Quan sát hình bên, em hãy:

Quan sát hình bên, em hãy:  Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình. (ảnh 1)

Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình.

Xem đáp án

- Rama V, cũng được gọi là Chulalongkorn Đại đế (20 tháng 9 năm 1853 - 23 tháng 10 năm 1910) là vị vua thứ năm của nhà Chakri trong lịch sử Thái Lan.

- Ông được xem là một trong những ông vua kiệt xuất của vương quốc Xiêm La và cũng được thần dân gọi là “Đức vua vĩ đại kính yêu”.


Câu 19:

20/07/2024

Em hãy đánh giá vai trò của nhân vật này đối với lịch sử nước Xiêm vào giữa thế kỉ XIX.

Xem đáp án

Vua Ra-ma V (Chu-la-long-kon) đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,... ở Xiêm trong thời kì trị vì của mình. Những chính sách quan trọng về kinh tế đã góp phần giải phóng lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu... Việc thi hành hàng loạt biện pháp cải cách hành chính, luật pháp, quân sự, giáo dục theo kiểu phương Tây đã đưa đất nước phát triển nhanh chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa. Từ những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, ứng phó hiệu quả trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.


Câu 20:

19/07/2024

Qua việc tìm hiểu, sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về đời sống của nhân dân các nước Đông Nam Á dưới sự cai trị của thực dân phương Tây.

Xem đáp án

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã tác động tiêu cực đến các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục.

Về chính trị: Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây. Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

Về kinh tế: Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ; Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây. Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

Về văn hóa - giáo dục: Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.


Bắt đầu thi ngay