Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Giải SBT Lịch Sử 11 KNTT Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Giải SBT Lịch Sử 11 KNTT Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Giải SBT Lịch Sử 11 KNTT Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

  • 96 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

22/09/2024

Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.                                B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

C. Nửa sau thế kỉ XX.                         D. Nửa sau thế kỉ XXI.

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX,chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

-  Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu và xác lập ở Pháp.

→ A sai.

- Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực

→ C sai.

- Nửa sau thế kỉ XXI (từ năm 2050 trở đi) là giai đoạn tương lai, và hiện tại chưa có dữ liệu cụ thể về những biến chuyển của chế độ tư bản trong thời kỳ này

→ D sai.

* Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước (I-ta-li-a, Đức), cải cách nông nô (Nga),... Mặc dù vẫn có những hạn chế nhưng các cuộc cách mạng tư sản này đã tạo điều kiện đề chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

- Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc tìm ra các vùng đất mới đã thúc đẩy các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành quá trình thực dân hoá.

- Trong gần bốn thế kỉ, từ thế kỉ XVI cho đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Chủ nghĩa đế quốc ra đời với chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

+ Dẫn đầu là nước Anh với hệ thống thuộc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2). Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và là đế quốc thực dân ”Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Tư bản Pháp cũng ráo riết xâm lược thuộc địa ở châu Á và châu Phi, tham gia xâu xé Trung Quốc. Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của Pháp có khoảng 11 triệu km2, với 55,5 triệu dân, xếp thứ 2 sau Anh.

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thôn tính thuộc địa. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, Mỹ đã biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, đồng thời, mở rộng phạm vi xâm lược ra châu Á, đưa ra chính sách “mở cửa” với Trung Quốc.

+ Ngoài ra, những nước tư bản khác như: Đức, I-ta-li-a,... cũng chạy đua cạnh tranh, giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc.

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Nhờ những thành tựu  khoa học, kĩ thuật cùng nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vốn bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngoại thương và tín dụng được đẩy mạnh, đứng đầu là Anh.

- Các nước tư bản mở rộng xuất khẩu tư bản, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, tài chính.

+ Hình thức đầu tư: Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên ngoài dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, phát triển giao thông vận tải.

+ Đối tượng đầu tư: là thuộc địa và các nước kém phát triển.

+ Kết quả: sự mở rộng đầu tư tài chính này mang lại lợi nhuận to lớn, đặc biệt là những nước có nhiều thuộc địa như Anh và Pháp. Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, Pháp được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX), chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.

- Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) dưới nhiều hình thức như:

+ Các-ten (hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả ở Đức);

+ Xanh-đi-ca (thống nhất về tiêu thụ sản phẩm ở Nga, Pháp);

+ Tơ-rớt (thống nhất cả sản xuất và tiêu thụ vào tay một nhóm lũng đoạn ở Mỹ).

- Tư bản ngân hàng cũng tham gia mạnh vào quá trình sản xuất, hợp nhất với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

 
 

 

 

 


Câu 13:

21/07/2024

Hãy chọn từ hoặc cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin dưới đây.

Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì ……..(1) của chủ nghĩa ………. (2). Chủ nghĩa đế quốc được hình thành trong những năm ……….. (3). Trong khoảng ba thập kỉ cuối ……... (4) việc sử dụng những nguồn năng lượng mới và sự tiến bộ về …….... (5) đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ……….... (6) chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ………... (7), quá trình………... (8) gay gắt, làm cho những ……..... (9) bị phá sản, dẫn đến sự tập trung ……..... (10).

Xem đáp án

Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì (1) tự do cạnh tranh của chủ nghĩa (2) tư bản. Chủ nghĩa đế quốc được hình thành trong những năm (3) cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trong khoảng ba thập kỉ cuối (4) thế kỉ XIX việc sử dụng những nguồn năng lượng mới và sự tiến bộ về (5) khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của (6) nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của (7) kinh tế, quá trình (8) cạnh tranh gay gắt, làm cho những (9) xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, dẫn đến sự tập trung (10) tư bản và sản xuất, hình thành nên các tổ chức độc quyền.


Câu 14:

18/07/2024

Quan sát Hình 7 kết hợp khai thác thông tin trong SGK (tr. 16), hãy cho biết: Quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

- Mô tả Hình 7 trong SGK: Trong tranh biếm hoạ, con bạch tuộc là biểu tượng minh hoạ cho Công ti Dầu Tiêu chuẩn (Standard Oil - dòng chữ tiếng Anh ghi trên đầu con bạch tuộc) - một công ti độc quyền có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Trong bức tranh nổi bật lên:

+ Hình ảnh khổng lồ của con bạch tuộc, biểu trưng cho độc quyền dầu mỏ thì rất lớn trong khi đó hình ảnh toà nhà Quốc hội Mỹ (biểu trưng cho quyền lực của chính quyền Mỹ) thì lại rất nhỏ.

+ Hình ảnh những chiếc vòi của con bạch tuộc đang quấn lấy những người dân. Từ đó cho thấy: Các công ti độc quyền có mức độ thao túng và tầm ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với nền kinh tế mà còn cả với đời sống chính trị, xã hội của nước Mỹ nói riêng và các nước tư bản nói chung.


Câu 16:

23/07/2024

Quan sát các hình dưới đây và tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) để làm rõ tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Quan sát các hình dưới đây và tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) (ảnh 1)
Xem đáp án

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,... Có thể khái quát như sau:

+ Chủ nghĩa tư bản ngày nay có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới, tạo nên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến,... Các nước tư bản phát triển (G7) trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. Với việc tổ chức và điều hành các công cụ kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, các nước tư bản phát triển ngày càng chi phối nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá, đồng thời biết khai thác lợi thế này một cách hiệu quả.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.

+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.

+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Câu 17:

18/07/2024

Sử dụng thông tin trong SGK và tham khảo thông tin trên sách, báo, internet, hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) để làm rõ nhận định: “Chủ nghĩa tư bản không phải là con đường phù hợp với sự phát triển của Việt Nam, có thể đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt Nam hiện nay và mai sau".

Xem đáp án

- Chủ nghĩa tư bản là một chế độ người bóc lột người, chứa đầy rẫy sự bất công, bất bình đẳng về thu nhập. Mọi lợi nhuận đều thuộc về một nhóm nhỏ người nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, còn đại đa số nhân dân lao động đều bị bóc lột. Không những vậy, song hành với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản các nước tư bản còn đẩy mạnh xâm lược thuộc địa (thời cận đại) hoặc tìm cách bóc lột được che đậy tinh vi hơn khi họ đầu tư tư bản sang các nước chậm phát triển và đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận ngày càng lớn.

- Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam (những năm 20 của thế kỉ XX) - đi theo con đường cách mạng vô sản dưới ánh sáng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi - giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến những năm đầu thế kỉ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chưa bao giờ Việt Nam lại có cơ đồ, vị thế và uy tín cao trong cộng đồng quốc tế như vậy.

=> Vì thế, chủ nghĩa tư bản không phải là sự lựa chọn là con đường phát triển của Việt Nam. Chỉ có đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, xây dựng chủ nghĩa xã hội mới đem lại nhiều nhất hạnh phúc cho nhân dân, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của đa số nhân dân lao động, xóa bỏ được chế độ người bóc lột người với những hạn chế của nó.


Bắt đầu thi ngay