Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Giải SBT Lịch Sử 11 Cánh Diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Giải SBT Lịch Sử 11 Cánh Diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Giải SBT Lịch Sử 11 Cánh Diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

  • 88 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Ý nào sau đây không thể hiện vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam?

A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Kiểm soát tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.

C. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.

D. Nằm ở cầu nối giữa lục địa Á - Âu và châu Đại Dương.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam:

+ Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

+ Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.

+ Nằm ở cầu nối giữa lục địa Á - Âu và châu Đại Dương.


Câu 9:

07/07/2024

Ghép các địa danh diễn ra những trận thắng lớn ở cột B với tên cuộc kháng chiến ở cột A sao cho phù hợp.

Media VietJack

Xem đáp án

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - C;                       2 - G;                       3 - E;

4- A;                        5 - D;                       6 - B.


Câu 10:

12/07/2024

Quan sát Hình 2 kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

a) Cho biết tại sao nhà Lý lại đặt phòng tuyến ở vị trí đó?

b) Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077).

Media VietJack

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Phòng tuyến ở vị trí này án ngữ phía bắc kinh thành Thăng Long, chặn mọi đường trên bộ mà quân Tống có thể sử dụng để tiến vào Thăng Long.

♦ Yêu cầu b)

- Tháng 10/1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân” (tấn công trước để chế ngự đối phương), bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông).

- Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

- Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng thất bại.

- Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng, “mười phần chết đến năm, sáu”.


Câu 11:

17/07/2024

Quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi.

a) Cho biết đây là hình ảnh lễ hội nào?

b) Tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội đó.

Media VietJack

Xem đáp án
♦ Yêu cầu a) Là hình ảnh lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội).
♦ Yêu cầu b)
- Lễ hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên đán. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng áo vải huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Các nghi lễ chính trong lễ hội gò Đống Đa:
+ Lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân
+ Lễ dâng hương
+ Lễ cầu siêu (được diễn ra vào buổi chiều cùng ngày tại chùa Bộc và chùa Đông Quang. Chùa Bộc là nơi cầu siêu cho những chiến sĩ nhà Tây Sơn để tưởng nhớ công ơn của họ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Còn tại chùa Đông Quang sẽ là buổi lễ cầu siêu cho những kẻ xâm lược, đây được xem là hành động đẹp đẽ của dân ta dành cho những đối tượng xâm lăng).

Câu 15:

20/07/2024

Quan sát Hình 5, trình bày diễn biến trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Quan sát Hình 5, trình bày diễn biến trận Ngọc Hồi - Đống Đa. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Diễn biến: Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn lũy của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mùng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.


Câu 16:

22/07/2024

Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện nguyên nhân không thành công của các cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN), chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) và chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX).

Cuộc kháng chiến

Nguyên nhân không thành công

Chống quân Triệu

 

Chống quân Minh

 

Chống thực dân Pháp

 

Xem đáp án

Cuộc kháng chiến

Nguyên nhân không thành công

Chống quân Triệu

- Triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.

Chống quân Minh

- Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ.

- Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.

Chống thực dân Pháp

- Nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân.

- Trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.


Câu 18:

23/07/2024
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077), việc nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà khi quân Tổng đang rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc cho thấy điều gì?
Xem đáp án

- Việc nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà khi quân Tổng đang rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc cho thấy: tinh thần nhân đạo của nhân dân Việt Nam, thiện chí nối lại quan hệ hoà hiểu giữa hai nước, đồng thời cũng nhằm sớm kết thúc chiến tranh, tránh tổn thất thêm cho cả hai bên,...


Câu 19:

21/07/2024
Quan sát Hình 7, hãy cho biết vì sao tại Khu di tích Bạch Đằng Giang (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) lại dựng tượng đài Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn.
Media VietJack
Xem đáp án

- Lê Đại Hành, Ngô Quyền và Trần Quốc Tuấn được dựng tượng đài tại Khu di tích Bạch Đằng Giang (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) bởi đây là những nhân vật lịch sử gắn liền với những chiến công đặc biệt trên sông Bạch Đằng: thắng lợi trước quân Nam Hán năm 938, thắng lợi trước quân Tống năm 981, thắng lợi trước quân Nguyên năm 1288.


Câu 20:

19/07/2024

Giải thích vì sao tính chính nghĩa là một trong những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

- Tính chính nghĩa là cơ sở quan trọng để vận động, tập hợp lực lượng trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cũng là cơ sở để phát huy sức mạnh toàn dân. Chính vì vậy, tính chính nghĩa tạo nên sức mạnh to lớn trong các cuộc kháng chiến, đưa đến những thắng lợi trước những kẻ thù hùng mạnh hơn từ bên ngoài.


Câu 21:

15/07/2024

Quan sát Hình 8, kết hợp nội dung sách giáo khoa và tìm hiểu thêm từ những tài liệu khác, hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về Lý Thường Kiệt.

Media VietJack

Xem đáp án

(*) Tham khảo:  

Lý Thường Kiệt họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt sau được mang quốc tính (được mang họ nhà vua), sinh năm Kỷ Mùi 1019, quê ở phủ Thái Hoà, thành Thăng Long (Hà Nội). Từ nhỏ, Ông đã có chí hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Ông có tài văn, võ; Năm 23 tuổi được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông. Trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.

Chiến công lớn đầu tiên của Lý Thường Kiệt là việc bình định được cuộc nổi loạn của người Mường ở vùng biên giới Thanh Hóa, Nghệ An (1061), khiến cho một dải non sông được yên bình, khối đoàn kết dân tộc được củng cố.

Đến năm 1069, Lý Thường Kiệt lại theo Vua Lý Thánh Tông đi chinh phạt Chiêm Thành, ông là tướng tiên phong và bắt được Vua Chiêm là Chế Củ. Sau sự kiện này, bờ cõi Đại Việt được mở rộng đến tận ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chánh (thuộc vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay). 

Trong những năm 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.

Năm 1104 vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đem quân tiến đánh, chiếm lại các vùng đất mà vua Chế Củ đã nhượng lại cho Đại Việt trước đây. Lý Thường Kiệt lúc này đã 85 tuổi vẫn đưa quân về phía Nam đánh bại quân Chiêm Thành. Chế Ma Na phải nộp lại đất cho Đại Việt. 

Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được truy tặng Kiểm hiệu Thái Uý Việt Quốc Công.


Câu 22:

18/07/2024

Tìm hiểu và cho biết một số câu nói nổi tiếng của các tướng lĩnh/ người chỉ huy trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam trước năm 1945.

Xem đáp án

- Một số câu nói nổi tiếng của các tướng lĩnh/ người chỉ huy trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam trước năm 1945:

“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.” (câu nói của Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ, năm 1258).

“Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng.” (câu nói của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285).

“Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo ” (câu nói của Hồ Nguyên Trừng trước cuộc kháng chiến chống quân Minh đầu thế kỉ XV),

“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” (câu nói của Nguyễn Trung Trực trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX).


Bắt đầu thi ngay