Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại có đáp án

  • 79 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

14/07/2024

Dựa vào Hình 6.1 trong SGK, em hãy xác định nơi hình thành nền văn minh Ai Cập. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành và phát triển văn minh Ai Cập cổ đại. Vì sao sử gia Hy Lạp cổ đại Hêrô-đốt viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?

Xem đáp án

- Nơi hình thành nền văn minh Ai Cập: đông bắc châu Phi

- Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Ai Cập:

+ Các đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào… thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối và vật nuôi.

+ Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố tác động, thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước cổ đại ở Ai Cập (vì sản xuất nông nghiệp đặt ra yêu cầu trị thủy => các công xã nông thôn cần liên minh, hợp tác với nhau...)

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế => sớm đưa tới sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ,...

- Câu nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” đã phản ánh về vai trò của sông Nin đối với đời sống của cư dân Ai Cập cổ đại:

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước và nguồn lợi sinh vật dồi dào

+ Sông Nin bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ

+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập

=> Nhờ khai thác những thuận lợi mà sông Nin đem lại, cư dân Ai Cập cổ đại đã sớm hình thành và phát triển nền văn minh của mình.


Câu 4:

17/07/2024

Em hãy nhận xét về cơ cấu nhà nước cổ đại ở Ai Cập. Ý nghĩa sự ra đời nhà nước ở Ai Cập.

- Nêu nhận xét: .....................................................................................................................

- Ý nghĩa sự ra đời nhà nước ở Ai Cập: .....................................................................................................................

Xem đáp án

- Nêu nhận xét: nhà nước cổ đại Ai Cập mang tính chât chuyên chế, đứng đầu là Pha-ra-ông có quyền lực tối cao; gúp việc cho Pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (phụ trách việc: thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,...).

- Ý nghĩa sự ra đời nhà nước ở Ai Cập:

+ Nhà nước Ai Cập ra đời là một trong những thành tựu nổi bật của văn minh nhân loại, đánh dấu bước phát triển trong tổ chức và quản lí của xã hội loài người.

+ Nhà nước hình thành một mặt đánh dấu cư dân Ai Cập đã sớm bước vào thời kì văn minh, mặt khác cũng là yếu tố thúc đẩy văn minh Ai Cập phát triển.

+ Nhà nước chuyên chế Ai Cập cổ đại tạo điều kiện để huy động tối đa sức người, sức của để thực hiện các công trình xây dựng quy mô lớn như thuỷ lợi, kim tự tháp hoặc các đền đài, cung điện.


Câu 5:

17/07/2024

Thế nào là chữ tượng hình? Nêu ý nghĩa của sự ra đời chữ viết, chữ số Ai Cập cổ.

- Chữ tượng hình là: …....................................................................................................

- Ý nghĩa của sự ra đời chữ viết, chữ số Ai Cập cổ: .....................................................................................................................

Media VietJack

 

Xem đáp án

- Chữ tượng hình là: loại chữ viết sử dụng hình ảnh để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa.

- Ý nghĩa của sự ra đời chữ viết, chữ số Ai Cập cổ:

+ Là một trong những hệ thống chữ viết ra đời sớm nhất trên thế giới; phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.

+ Minh chứng cho thời đại hoàng kim của Ai Cập cổ đại.

+ Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.

+ Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa Ai Cập thời cổ đại.


Câu 6:

13/07/2024

Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên? Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?

Xem đáp án

- Người Ai Cập cổ đại sùng bái tự nhiên vì:

+ Trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân Ai Cập có sự gắn bó và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên, như: gió, mưa, nắng…

+ Mặt khác, ở thời cổ đại, nhận thức của con người về thế giới còn nhiều hạn chế

=> do đó, sùng bái tự nhiên là kết quả tất yếu của cư dân Ai Cập cổ đại.

- Tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại, vì: người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.


Câu 7:

21/07/2024

Nêu hiểu biết cá nhân về kim tự tháp Ai Cập. Theo em, nhận định: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” có đúng không? Vì sao?

Media VietJack

Xem đáp án

- Hiểu biết về kim tự tháp:

+ Kim tự tháp là thành tựu vĩ đại của người Ai Cập cổ đại, kì quan duy nhất trong số bảy kì quan của thế giới cổ đại (theo quan niệm của người Hy Lạp), còn tồn tại đến ngày nay.

+ Kim tự tháp là lăng mộ của phara-ông, ẩn chứa những thông tin về tôn giáo, tín ngưỡng, phản chiếu đời sống văn hoả vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ.

+ Cho đến nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ghi-da.

- Phát biểu ý kiến về nhận định:

+ Theo em, nhận định: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” là đúng.

+ Giải thích: Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập, bất chấp thời gian và mưa nắng.


Câu 9:

17/07/2024

Hoàn thành bảng thống kê theo từng lĩnh vực những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị đến hiện nay.

 

Thành tựu tiêu biểu

Lĩnh vực ứng dụng

Giá trị ở thời hiện đại

Chữ viết và văn học

 

 

 

Tín ngưỡng, tôn giáo

 

 

 

Khoa học tự nhiên, kĩ thuật

 

 

 

Kiến trúc và điêu khắc

 

 

 

Xem đáp án

 

Thành tựu tiêu biểu

Lĩnh vực ứng dụng

Giá trị ở thời hiện đại

Chữ viết và văn học

- Chữ tượng hình

- Sử học

- Ghi chép lịch sử, từ đó thế hệ sau có thể hiểu biết về thế giới cổ đại

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Sùng bái tự nhiên

- Tin vào sự bất tử của linh hồn

- Y học

- Kiến trúc – điêu khắc

- Giúp thế hệ sau có thể hiểu biết về đời sống tinh thần của cư dân Ai Cập cổ đại

- Thúc đẩy sự nghiên cứu, phát triển của các lĩnh vực y học, kiến trúc – điêu khắc

Khoa học tự nhiên, kĩ thuật

- Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở

- Uớp xác...

- Toán học

- Y học

- Có giá trị và ảnh hưởng đến thời hiện đại.

Kiến trúc và điêu khắc

- Kim tự tháp

- Tượng Nhân sư

- Kiến trúc – điêu khắc

- Du lịch

- Có giá trị cao về điện ảnh, lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, du lịch...


Câu 11:

23/07/2024

Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 13:

19/07/2024

Mục đích chính để cư dân Ai Cập cổ đại liên kết thành liên minh công xã là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 14:

17/07/2024

Vì sao nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 15:

17/07/2024

Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 17:

17/07/2024

Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 18:

18/07/2024

Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là ai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 19:

13/07/2024

Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 20:

23/07/2024

Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 21:

19/07/2024

Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 22:

12/07/2024

Việc ra đời chữ viết có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 23:

02/11/2024

Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Họ viết trên đá, xương, vải gai, da thú hoặc gỗ, về sau chủ yếu viết trên giấy pa-pi-rút. Bút được làm từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng đồng ở phần đầu.

→ D đúng 

- A, B, C sai vì họ chủ yếu viết trên papyrus, một loại giấy làm từ cây giống như lau. Papyrus dễ dàng sản xuất, có bề mặt mịn màng, thuận tiện cho việc ghi chép và bảo quản các văn bản quan trọng.

*) Chữ viết và văn học

a. Chữ viết

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Chữ tượng hình Ai Cập

- Khoảng hơn 3.000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo chữ tượng hình (khoảng 1.000 chữ), sau đó vẽ thêm biểu hiện âm tiết, phát triển thành chữ cái (24 chữ).

- Họ viết trên đá, xương, vải gai, da thú hoặc gỗ, về sau chủ yếu viết trên giấy pa-pi-rút. Bút được làm từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng đồng ở phần đầu.

b. Văn học

- Thể loại: khá phong phú.

- Nội dung: phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các pha-ra-ông, ngợi ca thần linh, giàu tính trào phúng.

- Thư viện A-lếch-xan-đri-a được xây dụng vào khoảng thế kỉ III TCN với hàng trăm nghìn cuộn giấy (đầu sách), chứa đựng nhiều tri thức của nhân loại.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo


Câu 24:

27/09/2024

Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại vì Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.

  1. Quản lý đất đai và nông nghiệp: Với hệ thống sông Nile đặc biệt, việc tính toán diện tích đất bị ngập nước và đất canh tác là rất cần thiết. Hằng năm, sông Nile thường gây ra lũ lụt, khiến đất đai biến đổi và bị phân mảnh. Người Ai Cập cổ đại cần sử dụng toán học để đo đạc lại đất đai, phân chia tài sản và tính thuế.

  2. Xây dựng các công trình kiến trúc lớn: Các kim tự tháp, đền thờ và công trình hoành tráng khác đòi hỏi sự chính xác trong tính toán, đặc biệt là trong việc đo lường diện tích, thể tích và hình học. Điều này thúc đẩy sự phát triển của hình học sơ khai.

  3. Quản lý dân số và thuế khóa: Sự phát triển của nhà nước và xã hội Ai Cập yêu cầu các hệ thống quản lý dân số, tài sản và nguồn lực. Toán học được sử dụng để tính toán dân số, nguồn lương thực, và các khoản thuế mà người dân phải nộp.

  4. Tôn giáo và lịch: Người Ai Cập cổ đại rất chú trọng đến các yếu tố thời gian và chu kỳ tự nhiên để phục vụ mục đích tôn giáo và nông nghiệp. Họ phát triển lịch dựa trên các quan sát thiên văn và chu kỳ của sông Nile, đòi hỏi tính toán chính xác.

Vì những lý do thực tiễn này, các tri thức toán học như số học và hình học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ từ rất sớm ở Ai Cập cổ đại.

→ B đúng.A,C,D sai.

 * Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết và văn học

a. Chữ viết

- Khoảng hơn 3.000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo chữ tượng hình (khoảng 1.000 chữ), sau đó vẽ thêm biểu hiện âm tiết, phát triển thành chữ cái (24 chữ).

- Họ viết trên đá, xương, vải gai, da thú hoặc gỗ, về sau chủ yếu viết trên giấy pa-pi-rút. Bút được làm từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng đồng ở phần đầu.

b. Văn học

- Thể loại: khá phong phú.

- Nội dung: phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các pha-ra-ông, ngợi ca thần linh, giàu tính trào phúng.

- Thư viện A-lếch-xan-đri-a được xây dụng vào khoảng thế kỉ III TCN với hàng trăm nghìn cuộn giấy (đầu sách), chứa đựng nhiều tri thức của nhân loại.

2. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Sùng bái tự nhiên, thờ cúng nhiều thần linh: thần có hình bò, sư tử, khỉ, cá sấu; thần A-mun (vua của các vị thần), thần Ra (thần Mặt Trời), thần Ô-si-dít (thần cai quản cõi chết và tái sinh),...

- Họ tin linh hồn con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.

3.  Khoa học, kĩ thuật

a. Thiên văn học và phép tính lịch

- Tính thời gian bằng đồng hồ đo bóng Mặt Trời, đồng hồ nước.

- Vẽ bản đồ 12 cung hoàng đạo, biết các ngôi sao như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

- Làm ra Dương lịch cổ: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại dành cho lễ hội.

b.  Toán học

- Giỏi về Số học và Hình học.

- Phát minh hệ đếm thập phân, sáng tạo chữ số, giải phương trình bậc nhất.

- Tính được diện tích, thể tích của một số hình cơ bản, tính ra số pi = 3,1416,…

c. Y học

- Do tục ướp xác, người Ai Cập sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, đồng thời họ tìm hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu.

- Việc chữa bệnh bước đầu được chuyên môn hoá.

d. Kĩ thuật

- Biết tạo ra con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển, chế tạo vũ khí.

- Biết chế tạo thuỷ tinh màu, tạo được men màu trên đồ sứ và ứng dụng các công thức hoá học trong luyện kim,…

4. Kiến trúc và điêu khắc

a. Kiến trúc:Nổi bật nhất là các kim tự tháp thể hiện uy quyền của pha-ra-ông.

b. Điêu khắc

- Đạt trình độ cao, phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ để thờ các thần linh và pha-ra-ông.

- Pha-ra-ông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng, nổi tiếng nhất là tượng Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, tượng Nhân sư,..

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

 


Câu 25:

28/10/2024

Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a (Alexandria) ở Ai Cập thời cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a (Alexandria) ở Ai Cập thời cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ rất trân trọng và giữ gìn tri thức.

Thư viện Alexandria, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN tại thành phố Alexandria, là một trong những thư viện lớn và quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Đây không chỉ là trung tâm lưu trữ tri thức mà còn là nơi tập hợp các học giả nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới. Thư viện Alexandria lưu trữ hàng trăm ngàn cuốn sách và bản thảo trên các lĩnh vực khoa học, triết học, y học, văn học, và nghệ thuật.

Việc xây dựng thư viện này cho thấy sự trân trọng tri thức của người Ai Cập cổ đại, cũng như mong muốn phát triển, bảo tồn và truyền bá kiến thức. Đây là một công trình có ý nghĩa to lớn, góp phần vào việc phát triển khoa học và văn hóa của thế giới cổ đại, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử nhân loại.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Văn minh Ai Cập cổ đại

1.1. Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Nin có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập cổ đại

- Cơ sở kinh tế: kinh tế phát triển, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao và tuyệt đối

- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ.

- Cơ sở dân cư: cư dân Ai Cập cổ đại bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

1.2. Những thành tựu cơ bản

- Chữ viết:

+ Thành tựu: Người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của mình; Chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.

+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy của con người; là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.

- Toán học:

+ Thành tựu: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16. …

+ Ý nghĩa: là biểu hiện cao của tư duy, đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này

- Về kiến trúc và điêu khắc:

+ Thành tựu: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...

+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao; đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy của con người; là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.

- Toán học:

+ Thành tựu: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16. …

+ Ý nghĩa: là biểu hiện cao của tư duy, đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này

- Về kiến trúc và điêu khắc:

+ Thành tựu: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...

+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao; đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông - Cánh diều


Bắt đầu thi ngay