Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án

  • 47 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/09/2024

Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 4 dưới đây.

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới,không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử.

Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. + Hiểu biến về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.

- Các đáp án còn lại là vai trò của tri thức lịch sử.

→ A đúng.B,C,D sai.

 * Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

 

 


Câu 2:

20/07/2024

Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

 (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 3:

27/10/2024
Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử,không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời.

 - Phải học tập lịch sử suốt đời vì: - Cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai. - Nhiều khoảng trống, bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử thôi thúc người đi sâu tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh nhận thức chung về lịch sử.

- Các đáp án còn lại là lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

- Thu thập sử liệu:

+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…

+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…

- Xử lí thông tin và sử liệu:

+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được

+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:

+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử

+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu

+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá

+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…

2.3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

=> Như vậy: Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

 Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống


Câu 4:

15/07/2024

Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 5:

13/07/2024

Khai thác những hình ảnh, nội dung sau và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập (theo gợi ý dưới đây).

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

 

Media VietJackMột bức vẽ trên vách hang (ở Bun-ga-ri) Có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ ( biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật - vẽ tranh,…).

- …

2

 

Media VietJackHình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội), được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

?

3

 

Media VietJackTrang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 2 - 9 - 1945.

?

4

 

Media VietJackBộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Lê.

?

5

 

Media VietJackMột trong những bộ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỉ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.

?

Xem đáp án

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

Một bức vẽ trên vách hang (ở Bun-ga-ri) Có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ (biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật - vẽ tranh,…).

2

Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội), được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về: sự chuyển biến trong đời sống kinh tế ở Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

3

Trang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 2 - 9 - 1945.

- Giúp người đọc hiểu được:

+ Thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

+ Tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam.

+ Quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

4

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Lê.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại cho đến thời Lê trung hưng (trên các lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội…).

5

Một trong những bộ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỉ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.

- Giúp người đọc biết và hiểu được những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.


Câu 6:

21/07/2024

Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường em đang học tập theo gợi ý sau:

- Trường em được thành lập từ bao giờ?

- Một số truyền thống tốt đẹp của trường em trên các mặt, ví dụ: về phong trào dạy tốt - học tốt, về văn nghệ, thể thao, về phong trào thiện nguyện - kết nối với cộng đồng,...

- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi biết được những thông tin đó.

Xem đáp án

(*) Giới thiệu: truyền thống của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)

- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển:

+ Trường THPT Chu Văn An tiền thân là Trường Thành Chung Bảo hộ do chính quyền thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Do trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi, trên đất làng Thụy Khuê nên người dân vẫn thường gọi là Trường Bưởi. Lúc đầu, cái tên Trường Bưởi chỉ quen thuộc trong giới học sinh và nhân dân địa phương, nhưng sau đó danh xưng này đã lấn át cả cái tên chính thức.

+ Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường được đổi tên thành Trường Trung học Chu Văn An. Qua một số lần đổi tên khác, đến năm 1985, trường được mang tên là Trường THPT Chu Văn An.

+ Trường THPT Chu Văn An đã trở thành một trong những trường phổ thông lâu đời của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ ngày thành lập, Trường THPT Chu Văn An luôn đạt kết quả cao trong giáo dục và đào tạo.

- Một số truyền thống tốt đẹp:

+ Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1998); Anh hùng Lao động (năm 2010); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2018). Ngôi trường đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 2004).

+ Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, bao thế hệ thầy cô của trường THPT Chu Văn An vẫn phát huy được 8 chữ vàng truyền thống: “Yêu nước-Sáng tạo-Dạy tốt-Học tốt”

- Cảm xúc và suy nghĩ:

+ Xúc động, tự hào về lịch sử và những thành tích mà nhà trường đã đạt được.

+ Cần phải nổ lực học tập, rèn luyện bản thân để tiếp nối truyền thống của nhà trường.


Câu 7:

15/07/2024

Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc em biết. Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?

Xem đáp án

- Một số hình thức học lịch sử mà em biết:

+ Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động).

+ Tìm hiểu lịch sử thông qua phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.

+ Học lịch sử thông qua văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…

+ Tìm hiểu lịch sử qua âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận….

+  Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ: tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…

- Những cách học lịch sử giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu quả nhất là:

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic.

+ Tìm hiểu lịch sử qua: phim hoạt hình; truyện tranh; câu đố dân gian; tiểu thuyết đề tài lịch sử…

+ Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.


Câu 8:

17/07/2024

Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19?

Xem đáp án

- Một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, sống trung thực, có trách nhiệm,...

- Phát huy các truyền thống trong bối cảnh đại dịch Covid-19:

+ Người dân cả nước chung tay góp xức xây dựng quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19

+ Các mạnh thường quân đã quyên góp, giúp đỡ những người gặp khó khăn do đại dịch gây ra (ví dụ: lập các siêu thị 0 đồng; mở các cây ATM gạo, ATM khẩu trang,…).


Bắt đầu thi ngay