Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn lang Âu lạc có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn lang Âu lạc có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn lang Âu lạc có đáp án

  • 100 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

29/06/2024

Hãy tìm hiểu, mô tả và sắp xếp các sản phẩm gốm dưới đây theo thứ tự trước sau. Từ các sản phẩm đó, hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn.

Media VietJack
Media VietJack

Sắp xếp thứ tự:......................................................................................................................

Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn ............

Xem đáp án

- Hoàn thành bảng:

STT

Thành tựu

Mô tả

1

Cốc gốm Gò Mun

- Dáng cao (khoảng 11cm), đế khum.

- Màu đỏ nhạt, thành mỏng, miệng loe, trang trí hoa văn khắc vạch.

2

Nồi gốm Phùng Nguyên

- Dáng cao, thành mỏng, kết cấu cân đối, tròn đều

- Đường kính miệng nồi khoảng 50 – 60 cm, hoa văn trang trí theo kiểu đối xứng trục quay bậc 2

3

Bình đất nung Đông Sơn

- Màu hồng nhạt.

- Kết cấu cân đối, hài hòa

- Hoa văn trang trí đơn giản

4

Vò gốm Đồng Đậu

- Dáng cao, màu nâu xám

- Trang trí hoa văn khắc vạch

- Sắp xếp thứ tự: B (Nồi gốm Phùng Nguyên) => D (Vò gốm Đồng Đậu) => A (Cốc gốm Gò Mun) => C (Bình đất nung Đông Sơn)

- Đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn:

+ Kĩ thuật chế tác gốm ngày càng phát triển

+ Phong phú về loại hình, kiểu dáng sản phẩm.

+ Hoa văn trang trí đa dạng, thể hiện tư duy và trình độ thẩm mĩ của con người.


Câu 2:

30/06/2024

Hãy chọn hình ảnh các di vật đồ đồng Đông Sơn ở cột B với nhóm loại ở cột A và điền vào chỗ trống (...) dưới bảng. Quan sát các di vật và tìm ra đặc trưng của đồ đồng Đông Sơn. Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn có điểm độc đáo nào?

Media VietJack

A1 ...........

A2 ...........

A3 ........

A4 .........

A5 ............

A6 ................

A7 ....................

 

Xem đáp án

- Nối:

A1 + b

A2 + e

A3 + g

A4 + b

A5 + h

A6 + a

A7 + d

 

- Điểm độc đáo trong kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn:

+ Kĩ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao

+ Phong phú về loại hình, kiểu dáng sản phẩm (đồ trang sức, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ…)

+ Hoa văn trang trí đa dạng, tinh tế


Câu 3:

21/07/2024

Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Media VietJack
Xem đáp án

- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

+ Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….chuyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.


Câu 4:

30/06/2024

Hãy xác định hình ảnh nào dưới đây thể hiện tín ngưỡng phồn thực hoặc tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Những hình tượng đó ảnh hưởng thế nào đến phong tục tập quán của người Việt cổ?

Media VietJack
Xem đáp án

Di vật

Tên tín ngưỡng – phong tục tập quán liên quan

Hình giao long trang trí trên giáo đồng

- Tín ngưỡng: thờ vật tổ (hình tượng Giao long)

- Phong tục tập quán: xăm mình

Thạp đồng Đào Thịnh

- Tín ngưỡng phồn thực (chi tiết: tượng đôi nam, nữ đang giao hoan trên nắp thạp đồng).

Trống đồng Sao vàng

- Thờ thần Mặt Trời

- Thờ vật tổ (hình tượng chim Lạc)

Qua đồng núi Voi có hình hổ và cá sấu

- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (các hình tượng: hổ, cá sấu…)


Câu 5:

13/07/2024

Hãy tìm hiểu và thực hành cách gói bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh này thể hiện tư tưởng gì của người Việt cổ? Vì sao hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán?

Xem đáp án

- Bánh Chưng, bánh giày là 2 loại bánh thể hiện đầy đủ triết lí trong ẩm thực của người Việt là “quân bình âm dương”, quan điểm về trời đất, vũ trụ,… đồng thời nói lên được cả lòng hiếu thảo với cha mẹ và sự biết ơn những người đã làm ra hạt gạo. Hai loại bánh này cũng gắn với tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ - cúng Hùng vương của dân tộc Việt Nam.

- Hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục, gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán, vì: bánh chưng, bánh giầy chính là hồn cốt của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, là một trong những yếu tố mang lại vẻ đẹp cho bản sắc văn hóa Việt Nam.


Câu 6:

23/07/2024

Yếu tố nào thúc đẩy nhà nước sớm ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả?

Xem đáp án

- Những yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả:

+ Sự phát triển của sản xuất dẫn đến những chuyển biến trong đời sống xã hội

+ Nhu cầu đoàn kết lực lượng để tiến hành trị thủy và chống ngoại xâm.


Câu 8:

19/07/2024

Cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là văn hoá

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách ngày nay khoảng 2800 năm, trên địa bản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hoá Đông Sơn.

  A đúng

- B sai vì Đồng Nai là cơ sở hình thành của văn hóa của nhà nước Champa.

- C sai vì Sa Huỳnh là cơ sở hình thành của văn hóa của nhà nước Sa Huỳnh, một trong các quốc gia thời kỳ tiền sử ở Việt Nam, tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 3 sau CN.

- D sai vì Óc Eo là cơ sở hình thành của văn hóa của nhà nước Funan, một quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, có thời kỳ phát triển từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau CN.

*) Cơ sở kinh tế - xã hội

- Cư dân bản địa ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc các nhóm Nam Á và Thái – Kađai. Theo thời gian, các nhóm tộc người dần hoà nhập, tạo nên cộng đồng người Việt cổ, với nền văn hoá giàu bản sắc, mang đặc tính thống nhất trong đa dạng.

- Cách ngày nay khoảng 2800 năm, trên địa bản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hoá Đông Sơn. Nền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thuỷ cao đã đưa cư dân Việt cổ bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hoá tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang - Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí, mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện, trên nền tảng kết nối dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc


Câu 9:

21/07/2024

Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 10:

22/07/2024
Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 11:

23/07/2024
Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 12:

18/07/2024

Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 13:

17/07/2024

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tập quán

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 14:

15/07/2024

Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 15:

22/07/2024

Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 17:

12/07/2024

Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 18:

06/07/2024

Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 19:

18/07/2024
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 20:

20/07/2024
Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc bắt nguồn từ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 21:

20/07/2024
Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc bao gồm
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 22:

14/07/2024
Ý nào dưới đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 23:

20/07/2024

Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang - Âu Lạc có nguồn gốc từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 24:

18/07/2024

Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 25:

18/07/2024

Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 26:

18/07/2024
Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Bắt đầu thi ngay