Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SBT Lí 10 Bài 11: Mô men lực. Điều kiện cân bằng của vật có đáp án

Giải SBT Lí 10 Bài 11: Mô men lực. Điều kiện cân bằng của vật có đáp án

Giải SBT Lí 10 Bài 11: Mô men lực. Điều kiện cân bằng của vật có đáp án

  • 69 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cặp lực nào trong hình 2.17 là ngẫu lực?

Media VietJack

A. Hình a.

B. Hình b.

C. Hình c.

D. Hình d.

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ngẫu lực là hệ gồm hai lực cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng lên một vật nhưng có vị trí điểm đặt khác nhau.


Câu 4:

Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18. Thanh dài hơn có trọng lượng 10 kN.

Media VietJack

Xác định hợp lực (độ lớn P và giá) của các trọng lực tác dụng lên hai thanh dầm.

Xem đáp án

Lời giải

Áp dụng quy tắc hợp lực song song, cùng chiều cho hai trọng lực \[\overrightarrow {{P_1}} \] và \[\overrightarrow {{P_2}} \] của hai thanh, ta xác định được hợp lực \[\overrightarrow P \] như hình 2.61G, trong đó:

Media VietJack

Hai thanh dầm đồng chất, dựa vào hình vẽ ta có thể thấy thanh A có khối lượng bằng một nửa khối lượng thanh B

- Độ lớn P = P1 + P2 = 5 + 10 = 15 (kN)

- Giá của \[\overrightarrow P \] đi qua điểm O chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ:

\[\frac{{OA}}{{OB}} = \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \frac{{10}}{5} = 2\]

Mà khoảng cách giữa giá của \[\overrightarrow {{P_1}} \] và \[\overrightarrow {{P_2}} \] là \[\frac{L}{4}\] nên khoảng cách từ giá của \[\overrightarrow P \] đến giá của \[\overrightarrow {{P_1}} \] và \[\overrightarrow {{P_2}} \] lần lượt là \[\frac{L}{6}\] và \[\frac{L}{{12}}\].


Câu 5:

Hai thanh dầm được đặt lên các cột đỡ tại O1 và O2. Để hệ đứng yên thì hợp lực \[\overrightarrow F \] của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với hợp lực \[\overrightarrow P \] xác định ở câu a. Hỏi mỗi cột đỡ chịu một lực bằng bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

Hợp lực \[\overrightarrow F \] của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với \[\overrightarrow P \]

\( \Rightarrow \)Tức là: F = P = 15 kN, \[\overrightarrow F \] ngược chiều và có giá trùng với giá của \[\overrightarrow P \].

Vì \[\overrightarrow F \] là hợp lực của hai lực đỡ \[\overrightarrow {{F_1}} \] và \[\overrightarrow {{F_2}} \] song song, cùng chiều nên:

\[{F_1} + {F_2} = F = 15kN\]

\[\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{O_2}H}}{{{O_1}H}} = \frac{{\frac{L}{{12}} + \frac{L}{2}}}{{\frac{L}{6} + \frac{L}{4}}} = \frac{7}{5}\]

Ta xác định được lực mà mỗi cột đỡ phải chịu là:

F1 = 8,75 kN và F2 = 6,25 kN


Câu 6:

Một đĩa tròn phẳng, mỏng, đồng chất, bán kính R sẽ có điểm đặt của trọng lực tại tâm của đĩa. Hỏi khi khoét một lỗ tròn bán kính \[\frac{R}{2}\] (hình 2.19) thì trọng tâm của đĩa sẽ ở vị trí nào?
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Trọng tâm của đĩa bị khoét là điểm đặt hợp lực của trọng lực PK của hình tròn tâm K bán kính \[\frac{R}{2}\] và trọng lực PI của phần đĩa còn lại sau khi khoét đi hai lỗ tròn đối xứng qua I.

Media VietJack

Ta có: \[IK = OK + OI = \frac{R}{2}\]

Vì đĩa phẳng đồng chất nên trọng lượng mỗi phần đĩa tỉ lệ với diện tích. Gọi P là trọng lượng của đĩa nguyên, ta có:

\[\frac{{{P_K}}}{P} = \frac{{\pi {{\left( {\frac{R}{2}} \right)}^2}}}{{\pi {R^2}}} = \frac{1}{4}\]\[ \Rightarrow {P_K} = \frac{P}{4};{P_I} = P - 2{P_K} = \frac{P}{2}\]

Áp dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều cho các trọng lực PI và PK, ta xác định được điểm đặt O của hợp lực sẽ chia đoạn thẳng IK theo tỉ lệ:

\[\frac{{OI}}{{OK}} = \frac{{{P_K}}}{{{P_I}}} = \frac{{\frac{P}{4}}}{{\frac{P}{2}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow OI = \frac{R}{6}\]


Câu 7:

Một xe đẩy chở đất như trong hình 2.20. Xét với trục quay là trục bánh xe, hãy:

Media VietJack

Tính mômen lực gây ra bởi trọng lực P = 400 N tác dụng lên đất trong xe. Mômen lực này có tác dụng làm quay theo chiều nào?

Xem đáp án

Lời giải

Mômen của trọng lực đối với trục quay là trục bánh xe:

\[{M_P} = 400.0,20 = 80,0\left( {Nm} \right)\]

Mômen này có tác dụng làm quay theo chiều kim đồng hồ.


Câu 8:

Tính độ lớn F2 của lực do tay người tác dụng lên càng xe để tạo ra mômen lực bằng với mômen của trọng lực. Mômen lực của \[\overrightarrow {{F_2}} \] có tác dụng làm xe quay theo chiều nào?
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Để tạo ra mômen lực bằng với mômen của trọng lực:

\[{M_P} = {M_2} = {F_2}.1,20 = 80,0\left( {Nm} \right)\]

Do đó, F2 = 66,7 N

Mômen lực của \[\overrightarrow {{F_2}} \] có tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ.


Câu 9:

Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21.

Media VietJack

Thanh có thể quay quanh trục tại P. Với mỗi lực, hãy xác định:

Mômen của lực đó đối với trục quay tại P.

Xem đáp án

Lời giải

Mômen của lực \[\overrightarrow {{F_1}} \] bằng không do lực này đi qua trục quay.

Mômen của lực F2 có độ lớn bằng:

\[{M_2} = 10.0,25 = 2,5\left( {Nm} \right)\]

Mômen của lực F3 có độ lớn bằng:

\[{M_3} = 10.0,50.sin30^\circ = 2,5(Nm) = 2,5\left( {Nm} \right)\]

Mômen của lực F4 có độ lớn bằng:

\[{M_4} = 5.1,00 = 5\left( {Nm} \right)\]


Câu 10:

Tác dụng làm quay của mỗi lực theo chiều nào.
Xem đáp án

Lời giải

Các lực \[\overrightarrow {{F_2}} ;\,\overrightarrow {{F_3}} \] có tác dụng làm thanh quay cùng chiều kim đồng hồ.

Lực \[\overrightarrow {{F_1}} \] không có tác dụng làm quay

Lực \[\overrightarrow {{F_4}} \] có tác dụng làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ.


Câu 11:

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình 2.22.

Media VietJack

Biểu diễn các lực tác dụng lên búa.

Xem đáp án

Lời giải

Các lực tác dụng lên búa gồm \[\overrightarrow F \] do tay tác dụng lên cán búa và \[\overrightarrow {{F_2}} \] là lực cản của gỗ lên búa (qua đinh).


Câu 12:

Chỉ ra điểm tựa mà búa có thể quay xung quanh điểm đó khi nhổ đinh.
Xem đáp án

Lời giải

Khi nhổ đinh, búa quay quanh điểm tựa O như hình vẽ.

Media VietJack


Câu 13:

Biết lực cản của gỗ lên đinh là 1 000 N. Xác định độ lớn tối thiểu của lực mà người đó cần tác dụng để nhổ được đinh.
Xem đáp án
Lời giải

\[\overrightarrow F \] có tác dụng làm búa quay quanh O theo chiều kim đồng hồ, \[{\overrightarrow F _2}\] có tác dụng làm búa quay quanh O ngược chiều kim đồng hồ. Lực cần tác dụng để nhổ được đinh tối thiểu gây ra mô men lực bằng mô men lực cản của gỗ:

\[F.0,2 = 1000.0,02 \Rightarrow F = 100N\]


Câu 14:

Ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi khi trục truyền động của ô tô tác dụng mômen lực 200 Nm lên bánh xe (hình 2.23). Bán kính của bánh xe là 0,18 m.

Media VietJack

Mô tả tác dụng của mômen lực này đối với bánh xe và đối với cả xe.

Xem đáp án

Lời giải

Mômen lực của trục truyền động làm quay bánh xe. Bánh xe quay sẽ tác dụng lực lên mặt đường. Lực do mặt đường tác dụng trở lại bánh xe sẽ gây ra mômen lực làm bánh xe quay, đẩy xe chuyển động về phía trước.


Câu 15:

Xác định độ lớn thành phần lực theo phương ngang mà bánh xe tác dụng lên mặt đường.
Xem đáp án

Lời giải

Lực do bánh xe tác dụng lên mặt đường do mômen lực của trục truyền động gây ra nên thành phần theo phương ngang mà bánh xe tác dụng lên mặt đường là:

Fx = 200 : 0,18 = 1 111 (N)


Câu 17:

Lực căng của dây là 45 N. Hãy tính thành phần theo phương thẳng đứng của mỗi lực căng dây và trọng lượng của bức tranh.
Xem đáp án

Lời giải

Bức tranh đứng yên nên: \[\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = 0\]

Khi đó, thành phần của các lực trên mỗi phương sẽ cân bằng.

Mỗi lực căng dây có thể phân tích thành hai phần:

- Thành phần theo phương ngang của hai lực căng cân bằng với nhau:

\[{F_{1x}} = {F_{2x}} \Rightarrow {F_1} = {F_2} = F\]

- Thành phần theo phương thẳng đứng:

\[{F_{1y}} = {F_{2y}} = F.\sin 50^\circ = 45.\sin 50^\circ = 35\left( N \right)\]

Tổng độ lớn của hai thành phần theo phương thẳng đứng của lực căng sẽ cân bằng với trọng lực.

Ta có: \[P = {F_{1y}} + {F_{2y}} = 70\left( N \right)\]


Câu 18:

Một cuốn sách khối lượng 1,5 kg nằm yên trên mặt phẳng nghiêng 200 so với phương ngang (Hình 2.25).

Media VietJack

Vẽ giản đồ vectơ lực tác dụng lên sách. Coi các lực đặt vào trọng tâm cuốn sách.

Xem đáp án

Lời giải

Các lực tác dụng lên sách gồm: Trọng lực, phản lực của mặt phẳng nghiêng, lực ma sát.

Media VietJack

Quyển sách nằm yên nên: \[\overrightarrow P + \overrightarrow N + {\overrightarrow F _{ms}} = 0\]


Câu 19:

Tính thành phần của trọng lực có tác dụng kéo cuốn sách trượt xuống dốc.
Lấy g = 9,81 m/s2.
Xem đáp án

Lời giải:

Dọc theo phương của mặt phẳng nghiêng thì thành phần của trọng lực có tác dụng kéo cuốn sách trượt xuống dốc sẽ là:

\[{P_x} = P.\sin 20^\circ = mg\sin 20^\circ = 1,5.9,81.\sin 20^\circ = 5,03\left( N \right)\]


Câu 20:

Xác định độ lớn lực ma sát tác dụng lên cuốn sách.
Xem đáp án

Lời giải

Thành phần này của trọng lực cân bằng với lực ma sát.

Do đó, Fms = 5,03 N.


Câu 21:

Xác định thành phần pháp tuyến của lực tiếp xúc giữa sách và bề mặt mặt phẳng nghiêng.
Xem đáp án

Lời giải

Thành phần pháp tuyến của lực tiếp xúc giữa sách và bề mặt mặt phẳng nghiêng là phản lực. Lực này cân bằng với thành phần theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng của trọng lực:

\[N = {P_y} = mg\cos 20^\circ = 1,5.9,81.cos20^\circ = 13,83\left( N \right)\]


Câu 22:

Một cân đòn sử dụng khối lượng trượt 100 g để cân vật M. Cân đạt được sự cân bằng khi hệ vật nằm ở vị trí như hình 2.26. Xác định khối lượng của vật M được cân trong trường hợp này.

Media VietJack

Xem đáp án

Lời giải

Cân đạt được trạng thái cân bằng do mômen lực tạo bởi trọng lượng của quả cân (khối lượng trượt) và của vật M đảm bảo theo quy tắc mômen, tức là:

M.g.0,2 = 0,1.g.0,3

Vậy M = 0,15 kg = 150 g.


Bắt đầu thi ngay