Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Giải SBT KTPL 10 Bài 15. Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân có đáp án

Giải SBT KTPL 10 Bài 15. Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân có đáp án

Giải SBT KTPL 10 Bài 15. Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân có đáp án

  • 65 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 8:

16/10/2024

Cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ cấu của Toà án nhân dân?

□ a. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

□ b. Học viện Toà án.

□ c. Học viện Tư pháp.

□ d. Các Toà án chuyên trách.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Học viện Tư pháp,không thuộc cơ cấu của Toà án nhân dân.

-Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:  Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

→ C đúng.A,B,D sai.

*  Tòa án nhân dân

a) Chức năng của Tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Đồng thời, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân được tổ chức thành:

+ Toà án nhân dân tối cao;

+ Toà án nhân dân cấp cao;

+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.

+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Toá án quân sự.

- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

- Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.

- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Viện kiểm sát nhân dân

a) Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Chức năng thực hành quyền công tố

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);

+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;

+ Buộc tội bi cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

+ Viện kiểm sát quân sự

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết KTPL 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Giải KTPL 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân


Câu 11:

06/07/2024

Sắp xếp các nhiệm vụ a, b, c, d, e theo 2 nhóm cơ quan sau:

Toà án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

 

 

a. Bảo vệ quyền con người

b. Bảo vệ công lí

c. Bảo vệ pháp luật

d. Bảo vệ quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

e. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

Xem đáp án

Toà án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

a. Bảo vệ quyền con người

d. Bảo vệ quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

e. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

b. Bảo vệ công lí

c. Bảo vệ pháp luật


Câu 15:

19/07/2024

Em hãy tìm hiểu về hoạt động xét xử của Toà án nhân dân nơi em sinh sống và chia sẻ suy nghĩ của em về vụ án đó với cả lớp.

Xem đáp án

- Vụ án: Ngày 31/8/2018, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án với các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX). Theo đó:  

+ Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX lĩnh án 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, tổng hình phạt chung cho cả 2 tội danh, bị cáo Hiếu phải chấp hành là 28 năm tù.

+ Với các bị cáo còn lại gồm: Đỗ Văn Hồng lĩnh án 13 năm; Đào Ngọ Hoàng lĩnh án 9 năm tù và bị cáo Vũ Phương Nam lĩnh án 8 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

+ Ngoài ra, bị cáo Đỗ Văn Hồng phải trả lại cho PVTEX hơn 19 tỉ đồng và bị cáo Trần Trung Chí Hiếu 3 tỷ đồng.

- Suy nghĩ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã làm đúng chức năng xét xử và thực hành quyền tư pháp.


Câu 16:

15/07/2024

Em hãy liệt kê những hành vi mà em cho là thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Xem đáp án

- Một số hành vi thực hiện nghĩa vụ của công dân:

+ Sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật

+ Tìm hiểu về chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của tòa án, viện kiểm sát nhân dân

+ Đấu tranh chống lại các đối tượng tung tin bị đặt, xuyên tạc về các quyết định của tòa án

+ Nghiêm túc chấp hành các phán quyết của tòa án

+…


Bắt đầu thi ngay