Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 47. Bảo vệ môi trường
Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 47. Bảo vệ môi trường
-
115 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Lấy ví dụ minh họa cho các nhận định dưới đây:
a) Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của các nhân tố khác.
Ví dụ minh họa cho các nhận định:
a) Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể chuột ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể rắn.
Câu 2:
22/07/2024b) Sinh vật và môi trường có sự tác động qua lại (Các nhân số sinh thái tác động đến sinh vật. Ngược lại, sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái của môi trường).
b) Độ tơi xốp, thoáng khí của đất ảnh hưởng tới hoạt động sống của giun đất: Đất kém tơi xốp và thoáng khí làm giun đất không thể hô hấp dẫn tới chết. Ngược lại, giun sống trong đất, hoạt động của giun cũng làm biến đổi các đặc tính của đất.
Câu 3:
20/07/2024c) Cùng với sự phát triển cách mạng công nghiệp, sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên ngày càng mạnh mẽ.
c) Sự phát triển của cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa tăng làm diện tích đất rừng giảm làm diện tích nơi ở của một số loài động vật hoang dã như khỉ, vượn,…
Câu 4:
14/07/2024Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây:
A. Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hóa học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học trong thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật.
D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Đáp án đúng là: D
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Câu 5:
12/07/2024a) Nêu các cách phân loại ô nhiễm môi trường. Cho ví dụ.
a) Các cách phân loại ô nhiễm môi trường:
- Theo nguyên nhân
- Bản chất ô nhiễm
- Thành phần của môi trường
- Tác nhân gây ô nhiễm
Câu 6:
23/07/2024b) Ở nơi em sinh sống, có những loại ô nhiễm môi trường nào có tính chất nghiêm trọng, cần được khắc phục ngay?
b) Ở địa phương em sinh sống:
- Ô nhiễm môi trường không khí
- Ô nhiễm môi trường nước (sông, ao, hồ, biển,…)
Câu 7:
10/07/2024Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Biến đổi khí hậu là sự khác nhau giữa các giá trị trung bình dài hạn (từ vài thập kỉ cho đến hàng thế kỉ) của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...)
B. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các yếu tố của khí hậu giữa các giai đoạn (mỗi giai đoạn thường là vài thập kỉ đến vài thế kỉ).
C. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...) trong khoảng thời gian dài (từ vài thập kỉ cho đến hàng thế kỉ).
D. Biến đổi khí hậu hiện nay có cả nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân từ những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người.
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.
Câu 8:
23/07/2024Trình bày tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sự sống.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đời sống và đến cả hệ sinh thái, ví dụ như:
- Không khí ô nhiễm, chứa nhiều các chất khí độc, hại như CO, CO2, SO2, NO2,… gây hại cho hệ hô hấp và sức khỏe con người. Ngoài ra, các chất khí này là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
- Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.
- Các chất phóng xạ có khả năng gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, từ đó làm phát sinh một số bệnh tật di truyền.
- Vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật, phát triển nhanh và mạnh trong các chất thải không được thu gom, xử lí đúng cách.
Câu 9:
20/07/2024Tra cứu tài liệu (sách, báo, website,…) để trình bày ngắn gọn (không quá 5 dòng) những thông tin quan trọng về Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người (Stokholm, 1972).
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người đã khai mạc ngày 5/6/1972 tại Stockholm, Thụy Điển với 113 quốc gia tham gia. Hội nghị phản ánh sự thức tỉnh của nhân loại về vấn đề môi trường toàn cầu và nhấn mạnh trách nhiệm quan trọng của con người với tình hình biến đổi môi trường. Tại đây, khái niệm “phát tiển bền vững” đã được hình thành, ba trụ chính là kinh tế – phát triển xã hội – bảo vệ môi trường phải luôn gắn bó, hỗ trợ, củng cố cho nhau. Cũng từ đây, ngày 5/6 được lấy làm ngày “Môi trường thế giới”.
Câu 10:
19/07/2024a) Từ các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu, hãy nêu tác động của nó đối với một số ngành và lĩnh vực chính (Hình 47.1)
a) Tác động của biến đổi khí hậu đối với một số ngành và lĩnh vực chính:
- Đối với nông nghiệp: biến đổi khí hậu tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng;
- Đối với môi trường: làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm;
- Đối với giao thông: gây thời tiết cực đoan như lũ lụt, động đất; ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không; thiệt hại về giao thông là rất lớn.
Câu 11:
19/07/2024b) Tại sao Việt Nam được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu?
b) Việt Nam được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu vì: Việt Nam có bờ biển rộng; diện tích đồng bằng và diện tích đồng bằng ngập lụt rộng lớn; vị trí nằm trên đường đi của bão; hệ thống đê điều, hệ thống thoát nước và hệ thống thủy lợi chưa phát triển kịp; nhiều địa phương có rừng suy giảm về diện tích và chất lượng.
Câu 12:
11/07/2024Thu nhập thông tin từ các nguồn khác nhau để trình bày về một số đặc điểm trên địa bàn tỉnh em đang sinh sống.
a) Các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
a) Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình hằng năm tăng;
+ Mùa lạnh khắc nghiệt hơn, mùa nóng hạn hán nhiều hơn;
+ Lượng mưa tăng giảm thất thường;
+ Các hiện tượng thời tiết tiêu cực: bão, lũ lụt xuất hiện nhiều hơn, nặng nề hơn;…
Câu 13:
14/07/2024b) Tác động của biến đổi khí hậu đến một ngành (hoặc một lĩnh vực).
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp: Biến đổi khí hậu tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng;…
Câu 14:
21/07/2024c) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.
c) Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
- Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp.
- Xây nhà chống lũ.
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, tích cực sử dụng năng lượng sạch như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió,…
- …
Câu 15:
22/07/2024Ứng phó với biến đổi khí hậu gồm 2 nội dung: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Can thiệp vào các hoạt động của con người → Hạn chế sự tăng nhiệt độ khí quyển) và Thích ứng với biến đổi khí hậu (Hạn chế tác động của biến đổi khí hậu; tận dụng mặt tốt và hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu). Quan sát Hình 47.2, hãy nêu các biện pháp:
a) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
a) Biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- Cải tiến công nghệ
- Trồng và bảo vệ rừng
- ….
Câu 16:
03/07/2024b) Thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Xây dựng đề điều kiên cố
- Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp: nuôi tôm nước lợ, đánh bắt thuỷ sản trong mùa nước lũ,…
- Gia cố đường giao thông
- Xây nhà chống lũ
Câu 17:
21/07/2024a) Trình bày các biện pháp chủ yếu bảo vệ động/thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta.
a) Các biện pháp chủ yếu bảo vệ động/thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta: Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật trong cộng đồng; bảo vệ môi trường sống của sinh vật, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia; ngăn chặn việc săn bắn và mua bán các loài có nguy có tuyệt chủng; khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật; nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố của các loài sinh vật.
Câu 18:
23/07/2024b) Kể tên một số loài động vật, thực vật ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng.
b) - Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta:
+ Động vật: Bò tót, hổ Đông Dương, sao la, hươu vàng, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, cò quăn cánh xanh, rùa, tê giác một sừng,…
+ Thực vật: Thông hai lá dẹt, hoàng đàn, mun, trắc, chò đãi, sam đá vôi, pơ mu, trầm hương, lát hoa, lim xanh,…