Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 38. Hệ nội tiết ở người
Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 38. Hệ nội tiết ở người
-
110 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
09/07/2024Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì?
A. Kháng nguyên.
B. Hormone.
C. Enzyme.
D. Kháng thể.
Đáp án đúng là: B
Các tuyến nội tiết tiết ra hormone rồi được vận chuyển theo đường máu đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Câu 2:
22/07/2024Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào mà hormone do chúng tiết ra có tác động đến hầu hết các tuyến nội tiết khác?
A. Tuyến sinh dục.
B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp.
D. Tuyến tụy.
Đáp án đúng là: B
Tuyến yên tiết ra các hormone kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể, đồng thời tiết ra các hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương, sự trao đổi nước ở thận, sự co thắt cơ trơn ở tử cung, tiết sữa ở tuyến vú.
Câu 3:
18/07/2024Iodine là thành phần không thể thiếu trong hormone nào dưới đây?
A. Thyroxine.
B. Oxytocin.
C. Calcitonin.
D. Glucagon.
Đáp án đúng là: A
Iodine là thành phần không thể thiếu trong hormone thyroxine - một hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
Câu 4:
21/07/2024Các tuyến nội tiết nào sau đây đều tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu?
A. Tuyến tụy và tuyến trên thận.
B. Tuyến yên và tuyến giáp.
C. Tuyến trên thận và tuyến sinh dục.
D. Tuyến tụy và tuyến giáp.
Đáp án đúng là: A
Tuyến tụy và tuyến trên thận đều tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu. Hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu của tuyến tụy là hai loại hormone là insulin và glucagon, hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu của tuyến trên thận là cortisol.
Câu 5:
23/07/2024Hiện tượng người cao lớn quá mức hay thấp lùn có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hay thiếu hormone nào sau đây?
A. GH.
B. FSH.
C. LH.
D. TSH.
Đáp án đúng là: A
Hiện tượng người cao lớn quá mức hay thấp lùn có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hay thiếu hormone GH.
Câu 6:
23/07/2024Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hormone có tác dụng sinh lí trái ngược nhau?
A. Insulin và Calcitonin.
B. Oxytocin và Thyroxine.
C. Insulin và Glucagon.
D. Insulin và Thyroxine.
Đáp án đúng là: C
Insulin và glucagon là hai loại hormone có tác dụng sinh lí trái ngược nhau:
- Khi lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là lượng đường trong máu trong máu giảm về mức bình thường.
- Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên về mức bình thường.
Câu 7:
23/07/2024Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: dậy thì, buồng trứng, tinh hoàn, tinh trùng, rụng trứng.
Tuyến sinh dục là …(1)… ở nam và …(2)… ở nữ. Tinh hoàn tiết ra hormone testosterone kích thích sự sinh …(3)… ở nam, buồng trứng tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và …(4)… ở nữ. Cả hai hormone này đều gây nên những biến đổi cơ thể ở tuổi …(5)… của cả nam và nữ.
(1) tinh hoàn
(2) buồng trứng
(3) tinh trùng
(4) rụng trứng
(5) dậy thì
Câu 8:
23/07/2024Trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của các hormone tuyến tụy? Giải thích nguyên nhân của bệnh đái tháo đường.
- Cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của các hormone tuyến tụy:
+ Khi lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là lượng đường trong máu trong máu giảm về mức bình thường.
+ Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên về mức bình thường.
- Giải thích nguyên nhân của bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường chủ yếu do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế bào không hấp thụ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.