Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải SBT KHTN 7 CD Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng có đáp án

Giải SBT KHTN 7 CD Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng có đáp án

Giải SBT KHTN 7 CD Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng có đáp án

  • 170 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

08/07/2024

Cho bóng đèn LED nhỏ (S) nằm trước gương phẳng. Hãy xác định vùng đặt mắt để có thể quan sát được ảnh của bóng đèn.

Xem đáp án
Cho bóng đèn LED nhỏ (S) nằm trước gương phẳng. Hãy xác định vùng đặt (ảnh 1)
Để có thể quan sát được ảnh của bóng đèn ta cần đặt mắt trong vùng giới hạn của hai tia phản xạ IR1 và JR2.

Câu 6:

22/07/2024

Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 phản xạ một lần trên gương G2 (hình 13.3.). Chứng minh tia tới SI song song với tia phản xạ cuối cùng trên gương G2.

Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. (ảnh 1)
Xem đáp án
Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. (ảnh 2)

Giả sử SI là tia tới, góc tới là SIN^=i

Theo định luật phản xạ ánh sáng, tại gương G1, ta có: SIN^=NIR^=i    (1)

Do hai gương đặt song song với nhau nên pháp tuyến IN ở gương G1 và pháp tuyến RN’ ở gương G2 song song với nhau, tia phản xạ ở G1 chính là tia tới ở gương G2:

N'RI^=NIR^=i

Theo định luật phản xạ ánh sáng, tại gương G2, ta có: N'RI^=N'RK^=i    (2)

Từ (1) và (2) ta có: SIR^=IRK^=2i

Vì hai góc này ở vị trí so le trong nên SI song song với RK.


Câu 7:

18/07/2024

Hai gương G1 và G2 đặt vuông góc nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 (hình 13.4) lần lượt phản xạ trên gương G1 rồi trên gương G2. Chứng minh tia tới SI song song với tia phản xạ cuối cùng trên gương G2.

Hai gương G1 và G2 đặt vuông góc nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI (ảnh 1)
Xem đáp án
Hai gương G1 và G2 đặt vuông góc nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI (ảnh 2)

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại gương G1, ta có:

SIN1^=N1IJ^SIJ^=2N1IJ^  (1)

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại gương G2, ta có:

IJN2^=N2JR^IJR^=2N2JI^  (2)

Ta có, G1G2 nên hai pháp tuyến IN1JN2

N1IJ^+N2JI^=900

SIJ^+IJR^=2N1IJ^+2N2JI^=2N1IJ^+N2JI^=1800

SI//JR


Câu 14:

18/07/2024

b) Thực hiện thí nghiệm

Dụng cụ

+ 2 gương phẳng nhỏ.

+ 1 thước chia độ bằng bìa.

+ 2 đoạn ống hút khoảng 4 cm.

Tiến hành

Đặt hai gương vuông góc với thước chia độ sao cho hai gương hợp với nhau một góc nhọn. Đặt ống hút trong góc tạo bởi hai gương (hình 13.9). Thay đổi góc giữa các gương và đếm số ảnh được tạo bởi hệ gương rồi ghi kết quả như bảng dưới đây.

b) Thực hiện thí nghiệm  Dụng cụ  + 2 gương phẳng nhỏ.  + 1 thước chia độ  (ảnh 1)

Góc giữa hai gương (α)

α

30o

40o

50o

60o

70o

80o

90o

Số ảnh (n)

n

 

 

 

 

 

 

 

Từ số liệu vừa thu được, em có thể dự đoán công thức liên hệ giữa α và n không? Nếu có, em hãy ghi lại biểu thức đó.

Xem đáp án

b. Tiến hành thí nghiệm thu được bảng số liệu sau:

Góc giữa hai gương (α)

α

30o

40o

50o

60o

70o

80o

90o

Số ảnh (n)

n

11

8

6

5

4

3

3

Công thức liên hệ giữa α và n có dạng: n=2k1với 360α=2k  kN

Chứng minh:

Chú ý: Mỗi gương phẳng sẽ tạo ra một mặt phẳng tới (do đường thẳng chứa gương tạo thành), có ảnh của vật qua gương khi vật nằm trong mặt phẳng tới. Nếu vật không nằm trong mặt phẳng tới sẽ không tạo ra ảnh.

b) Thực hiện thí nghiệm  Dụng cụ  + 2 gương phẳng nhỏ.  + 1 thước chia độ  (ảnh 2)

Sơ đồ tạo ảnh qua hệ:

b) Thực hiện thí nghiệm  Dụng cụ  + 2 gương phẳng nhỏ.  + 1 thước chia độ  (ảnh 3)
AMA1NA3MA5N...ANA2MA4NA6M...

Từ bài toán ta có thể biểu diễn một số trường hợp đơn giản. Theo hình vẽ ta có:

A1OA2^=2α

A3OA4^=4α

….

A2k1OA2k^=2kα

Theo điều kiện bài toán thì 360α=2k  kN 

2kα=360o. Vậy góc A2k1OA2k^=2kα=360o

Tức là ảnh A2k-1 và ảnh A2k trùng nhau.

Trong hai ảnh này có một ảnh sau gương (M) và một ảnh sau gương (N) nên không tiếp tục cho ảnh nữa.

Vậy số ảnh của A cho bởi hai gương là: n = 2k – 1 ảnh.


Bắt đầu thi ngay