Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải SBT KHTN 7 CD Bài 1: Nguyên tử có đáp án

Giải SBT KHTN 7 CD Bài 1: Nguyên tử có đáp án

Giải SBT KHTN 7 CD Bài 1: Nguyên tử có đáp án

  • 282 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

21/07/2024

Quan sát hình 1.2, cho biết số proton, neutron, electron và điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử.

Quan sát hình 1.2, cho biết số proton, neutron, electron và điện tích hạt nhân của (ảnh 1)
Xem đáp án

Số proton, neutron, electron và điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

Điện tích hạt nhân

Boron

5

6

5

+5

Fluorine

9

10

9

+9

Chú ý: Nguyên tử có Z proton có điện tích hạt nhân nguyên tử là + Z.


Câu 4:

21/07/2024

Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

a) Các hạt electron được tìm thấy ở hạt nhân của nguyên tử.

b) Các hạt neutron và electron hút nhau.

c) Trong nguyên tử, số electron tối đa ở lớp electron thứ hai là 8.

d) Phần lớn khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân nên kích thước của hạt nhân gần bằng kích thước của nguyên tử.

Xem đáp án

-Phát biểu a) sai vì các hạt electron được tìm thấy ở vỏ nguyên tử.

- Phát biểu b) sai vì hạt neutron không mang điện nên không hút được electron.

- Phát biểu c) đúng.

- Phát biểu d) sai vì phần lớn khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân nên khối lượng của hạt nhân gần bằng khối lượng của nguyên tử.


Câu 5:

21/07/2024

Chọn phát biểu đúng về electron.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm.


Câu 6:

23/07/2024

Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo nguyên tử nitrogen và silicon (hình 1.3), cho biết mỗi nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron và số electron trên mỗi lớp electron đó.

Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo nguyên tử nitrogen và silicon (hình 1.3), cho biết mỗi (ảnh 1)
Xem đáp án

Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo nguyên tử nitrogen và silicon, ta thấy:

- Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron. Số electron trên lớp thứ nhất và lớp thứ hai lần lượt là 2 và 5.

- Nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Số electron trên lớp thứ nhất, lớp thứ hai và lớp thứ ba lần lượt là 2, 8 và 4.


Câu 7:

23/07/2024

Cho biết nguyên tử sulfur (lưu huỳnh) có 16 electron. Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự phân bố electron trên các lớp electron của nguyên tử sulfur và cho biết mỗi lớp electron có bao nhiêu electron.

Xem đáp án

Chú ý: Trong nguyên tử các electron được sắp xếp thành từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp có số electron tối đa xác định như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron …

Từ đó ta có sơ đồ mô tả sự phân bố electron trên các lớp electron của nguyên tử sulfur:

Cho biết nguyên tử sulfur (lưu huỳnh) có 16 electron. Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự (ảnh 1)

Câu 8:

23/07/2024

Hoàn thành bảng sau bằng cách điền thông tin thích hợp vào các ô trống:

Nguyên tử

Số neutron

Số proton

Số electron

Khối lượng nguyên tử (amu)

Argon

10

10

 

 

Phosphorus

 

15

 

31

Sulfur

16

 

16

 

Potassium

 

19

 

39

Xem đáp án

Chú ý:

- Trong nguyên tử số proton = số electron.

- Khối lượng nguyên tử được coi bằng tổng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử, được tính bằng đơn vị amu.

- Khối lượng 1 proton ≈ khối lượng 1 neutron ≈ 1 amu.

Nguyên tử

Số neutron

Số proton

Số electron

Khối lượng nguyên tử (amu)

Argon

10

10

10

20

Phosphorus

16

15

15

31

Sulfur

16

16

16

32

Potassium

20

19

19

39

 


Câu 9:

19/07/2024

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.

a) Tính số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.

Xem đáp án

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P (1)

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:

P + N + E = 46      (2)

Thay E = P vào (2) ta được 2P + N = 46 hay N = 46 – 2P (3)

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:

(P + E) – N = 14 (4)

Thay E = P; N = 46 – 2P vào (4) ta được:

2P – (46 – 2P) = 14 P = 15 (= E)

Vậy N = 46 – 2.15 = 16.

Số hạt proton, electron và neutron của X lần lượt là 15, 15, 16.


Câu 10:

23/07/2024

b) Tính khối lượng nguyên tử X.

Xem đáp án
b) Khối lượng nguyên tử X là: 15 . 1 + 16 . 1 = 31 (amu)

Câu 11:

23/07/2024

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.

Xem đáp án

c) Nguyên tử X có 15 electron được sắp xếp vào 3 lớp.

- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

- Lớp thứ hai có 8 electron.

- Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng) có 5 electron.


Câu 12:

21/07/2024

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10.

a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X. Biết trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron.

b) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X.

c) Tính khối lượng nguyên tử X.

d) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của X.

Xem đáp án

Gọi số proton, electron và neutron trong X lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10 nên:

P + N + E = 10 hay 2E + N = 10 hay N = 10 – 2E.

Trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron nên:

E < N < 1,5E (1)

Thay N = 10 – 2E vào (1) ta được:

E < 10 – 2E < 1,5E

3E < 10 < 3,5E

3E<103,5E>10E<1033,33E>103,52,86

Do số electron là số nguyên dương nên E = 3 ( = P) thỏa mãn. Vậy N = 4.

Số proton, neutron và electron của nguyên tử X lần lượt là 3, 4, 3.

b) Số đơn vị điện tích hạt nhân của X = số proton = 3.

c) Khối lượng nguyên tử X: 3.1 + 4.1 = 7 (amu).

d) Nguyên tử X có 3 electron được phân bố vào hai lớp:

- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

- Lớp thứ hai (lớp ngoài cùng) có 1 electron.


Câu 13:

13/07/2024

Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu.

a) Xác định số proton, số neutron và số electron của nguyên tử A, biết trong A, số electron nhỏ hơn số neutron.

Xem đáp án

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là P, N, E.

Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu nên: P . 1 + N . 1 = 3

Hay P + N = 3.

Mà theo bài ra, A có số electron nhỏ hơn số neutron, nghĩa là số proton cũng nhỏ hơn số neutron.

Vậy P = E = 1; N = 2 thỏa mãn.

Số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là 1; 2; 1.


Bắt đầu thi ngay