Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải SBT KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt có đáp án

Giải SBT KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt có đáp án

Giải SBT KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt có đáp án

  • 104 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Việc luộc chín hạt trong bình B để làm gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Việc luộc chín hạt trong bình B để làm hạt chết, hạt sẽ không hô hấp được. Điều này sẽ tạo ra sự khác nhau ở hai bình thí nghiệm: Ở bình A, các hạt đang nảy mầm sẽ tiến hành quá trình hô hấp tế bào mạnh. Ở bình B, các hạt chết sẽ không tiến hành quá trình hô hấp tế bào.


Câu 2:

17/07/2024

Tại sao cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa hoặc cho hạt vào bình giữ nhiệt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa hoặc cho hạt vào bình giữ nhiệt để giúp cách nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài bình thí nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo kết quả chính xác của nhiệt kế ở hai bình.


Câu 3:

13/07/2024

Tại sao phải đặt vào mỗi bình thí nghiệm một chiếc nhiệt k?

Xem đáp án

Phải đặt vào mỗi bình thí nghiệm một chiếc nhiệt kế để mỗi chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ trong từng bình một cách độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả đo.


Câu 4:

22/07/2024

Có nên thực hiện thí nghiệm cho từng bình với thời gian khác nhau không? Vì sao?

Xem đáp án

- Không nên thực hiện thí nghiệm cho từng bình với thời gian khác nhau.

- Giải thích: Việc thực hiện thí nghiệm cho từng bình với thời gian khác nhau sẽ có thể dễ dẫn đến những sai khác giữa hai bình làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.


Câu 5:

17/07/2024

Sau thí nghiệm, chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

Xem đáp án

Từ thí nghiệm ta thấy: Ở bình A, hạt đang nảy mầm nên có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ làm tăng nhiệt độ của bình; còn ở bình B, hạt đã bị luộc chín (hạt đã chết) nên không có quá trình hô hấp tế bào làm nhiệt độ của bình không tăng.

→ Kết luận: Hô hấp chỉ diễn ra ở tế bào sống. Khi hô hấp, tế bào giải phóng nhiệt lượng ra bên ngoài.


Câu 6:

20/07/2024

Khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt và bông ẩm, tại sao phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt và bông ẩm, phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ nhằm để lượng không khí bên trong bình không bị khuếch tán ra ngoài và hạn chế không khí bên ngoài tràn vào lọ chứa. Điều này sẽ đảm bảo tính chính xác của kết quả thí nghiệm.


Câu 7:

13/07/2024

Sau khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm, tại sao nên để bình vào chỗ tối?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm, nên để bình vào chỗ tối vì khi hạt nảy mầm, hô hấp tế bào diễn ra mạnh trong môi trường thiếu ánh sáng. Bởi vậy, việc cho bình vào chỗ tối sẽ thúc đẩy nhanh thí nghiệm, kết quả thí nghiệm sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.


Câu 8:

23/07/2024

Việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích đẩy không khí bên trong bình D vào trong ống nghiệm chứa nước vôi trong. Điều này sẽ giúp xác định loại khí được tạo ra do quá trình hô hấp tế bào.


Câu 9:

18/07/2024

Việc đậy kín bình khi cho hạt vào có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Việc đậy kín bình khi cho hạt vào có ý nghĩa giúp không khí bên trong và bên ngoài bình được độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.


Câu 10:

23/07/2024

Quá trình hô hấp sẽ tạo ra khí carbon dioxide, khí này khi gặp nước vôi trong sẽ làm nước vôi trong hóa đục. Theo em, tại sao chúng ta không rót trực tiếp nước vôi trong vào bình D mà lại đưa khí carbon dioxide vào ống nghiệm chứa nước vôi trong?

Xem đáp án

Chúng ta không rót trực tiếp nước vôi trong vào bình D mà lại đưa khí carbon dioxide vào ống nghiệm chứa nước vôi trong vì trong bình tam giác còn có chứa hạt và bông ẩm, các thành phần này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm hoặc làm cho kết quả thí nghiệm trở nên khó quan sát.


Bắt đầu thi ngay