Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 2: Chất quanh ta - Bộ Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 2: Chất quanh ta - Bộ Kết nối tri thức

Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể - SBT KHTN 6

  • 425 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.


Câu 2:

17/07/2024

Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:  Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi


Câu 3:

23/07/2024

Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích : Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm quanh không gian, lan tỏa theo mọi hướng, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể khí.


Câu 5:

16/07/2024

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp:

a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì...

b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì...

c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì...

d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn,cả hai đều không biến dạng vì...

Xem đáp án

a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng 

b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì chất khí nén được 

c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì chất lỏng có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt

d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn,cả hai đều không biến dạng vì chất rắn có hình dạng cố định


Câu 6:

17/07/2024

Hãy đưa ra một số ví dụ cho thấy:

a) Chất rắn không chảy được 

b) Chất lỏng khó bị nén

c) Chất khí dễ bị nén

Xem đáp án

a) Để một cái cốc thủy tinh, cái chậu nhựa, cái ấm nhôm trên cái bàn gỗ thấy chúng có hình dạng cố định và không chảy ra. Điều này chứng tỏ chất rắn không chảy được 

b) Hút nước vào đầy ống xi- lanh , bịt đầu xi-lanh và ấn pít- tông thấy chất lỏng bên trong  khó bị nén, pít-tông khó di chuyển.

c) - Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho đến khi lốp xe căng lên.

- Hút không khí vào đầy xi- lanh, bịt đầu xi-lanh và ấn pít-tông, thấy pít-tông di chuyển dễ dàng.


Câu 7:

22/07/2024

Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dầu ngoài biển khơi. Theo em có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng những cách nào?

Xem đáp án

Có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng cách bơm dầu vào các thùng chứa rồi vận chuyển về đất liền hoặc bơm dầu chảy qua các đường ống dẫn dầu về đất liền


Câu 8:

22/07/2024

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng. Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy cùa nến và nước so với nhiệt độ phòng.

Xem đáp án

- Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng nên nến có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng.

- Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng nên nước có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ phòng.


Câu 9:

17/07/2024

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C.

a) Làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?

b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể gì?

Xem đáp án

a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất là bằng nhau. Trong thời gian nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C nên làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ -390C, thủy ngân đông đặc

b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể lỏng (vì nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân).


Câu 10:

23/07/2024

Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi.Tại sao không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất?

Xem đáp án

So sánh sự sôi và sự bay hơi:

- Giống nhau: đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi

- Khác nhau: 

Sự sôi

Sự bay hơi

Chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng

Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

- Không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất: vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ nên không có nhiệt độ bay hơi.


Câu 11:

21/07/2024

Ở nhiệt độ phòng: oxygen,nitrogen, carbon dioxide ở thể khí, nước, xăng,dầu ở thể lỏng. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của các chất trên cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ phòng.

Xem đáp án

Giữa các phân tử chất khí liên kết yếu hơn giữa các phân tử chất lỏng nên nhiệt độ sôi của chất khí thấp hơn nhiệt độ sôi chất lỏng. Ta có nhiệt độ sôi các chất như sau: oxygen (-1830C), nitrogen (-1960C), carbon dioxide (-870C),  nước(1000C), xăng (350C-2100C), dầu (1440C-3000C). Nhiệt độ phòng điều kiện chuẩn là 250C.Từ các số liệu trên ta thấy:

- Nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ phòng: oxygen,nitrogen, carbon dioxide

- Nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phòng: nước, xăng ,dầu


Câu 12:

19/07/2024

Chuẩn bị 3 chất lỏng: cồn y tế, nước và dầu ăn. Nhỏ một giọt mỗi chất lỏng lên bề mặt kính và quan sát. Hãy cho biết:

a) Chất lỏng nào bay hơi nhanh nhất, chất lỏng nào bay hơi chậm nhất?

b) Sự bay hơi nhanh hay chậm có mối liên hệ thế nào với nhiệt độ sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của các chất lỏng đó như sau:

Bài 10. Các thể của chất và sự  chuyển thể

Xem đáp án

a) Từ bảng trên ta thấy nhiệt độ sôi của: cồn y tế < nước < dầu ăn

Chất có nhiệt độ sôi càng thấp bay hơi càng nhanh và ngược lại, chất có nhiệt độ sôi càng cao bay hơi càng chậm. Vậy nên chất lỏng bay hơi nhanh nhất là cồn y tế , chất lỏng bay hơi chậm nhất là dầu ăn

b) Ta có mối liên hệ giữa sự bay hơi và nhiệt độ sôi là : Chất có nhiệt độ sôi càng thấp bay hơi càng nhanh và ngược lại, chất có nhiệt độ sôi càng cao bay hơi càng chậm


Câu 13:

19/07/2024

Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra , em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung.

a) Tại sao có nước đọng trên nắp vung

b) Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi.

Xem đáp án

a) Nước đọng trên nắp vung vì khi đun nóng, nước bay hơi, hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt

b) Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi.


Câu 14:

19/07/2024

Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát (Hình 10.2). Khả năng chảy của cát mịn giống với nước lỏng.

Bài 10. Các thể của chất và sự  chuyển thể

a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau

b) Hạt cát có hình dạng riêng không ?

c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng?

Xem đáp án

a) Bề mặt cát gồ ghề, nhưng bề mặt nước thì phẳng, nằm ngang và song song với bề mặt bàn do chất lỏng có tính chất chảy tràn trên bề mặt.

b) Mỗi hạt cát có hình dạng riêng

c) Cát ở thể rắn vì nó có hình dạng cố định, và cát không chảy tràn trên bề mặt như chất lỏng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan