Trang chủ Lớp 11 Hóa học Giải SBT Hóa học 11 CTST Bài 15: Dẫn xuất Halogen

Giải SBT Hóa học 11 CTST Bài 15: Dẫn xuất Halogen

Giải SBT Hóa học 11 CTST Bài 15: Dẫn xuất Halogen

  • 185 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

21/07/2024
Mô hình phân tử nào là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
A.
Media VietJack
B.
Media VietJack
C.
Media VietJack
D.
Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Mô hình B của dẫn xuất halogen có công thức tổng quát là CH3-X với X là nguyên tử halogen.


Câu 11:

13/07/2024

a) Các nhà hoá học đã tìm ra một số dẫn xuất halogen không chứa chlorine như: CF3CH2F, CF3CH2CF2CH3,... đang được sử dụng trong công nghiệp nhiệt lạnh, vì sự phân huỷ các hợp chất này nhanh chóng sau khi phát tán vào không khí nên ảnh hưởng rất ít đến tầng ozone hay sự ấm lên toàn cầu thấp. Gọi tên theo danh pháp thay thế 2 hợp chất đó.

b) Vẽ công thức cấu tạo của hợp chất có tên: 4-chloro-3,4-dimethylpent-2-ene.

c) Viết đồng phân và gọi tên các dẫn xuất halogen bậc I của hợp chất có công thức C4H9Br.

Xem đáp án

a) Tên gọi của các hợp chất: 

Media VietJack                                    Media VietJack

1,1,1,2-tetrafluoroethane                        1,1,1,3,3-pentafluorobutane

b) Công thức cấu tạo của 4-chloro-3,4-dimethylpent-2-ene:

Media VietJack

c) Đồng phân và tên gọi các dẫn xuất halogen bậc I của hợp chất có công thức C4H9Br:

                CH3-CH2-CH2-CH2-Br : 1-bromobutan.

                (CH3)2CH-CH2-Br : 1-bromo-2-methylpopane.


Câu 12:

13/07/2024

So sánh nhiệt độ sôi của methane và các dẫn xuất halogen của methane: CH4, CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3 và CCl4. Giải thích.

Xem đáp án

Tương tác van der Waals ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen, từ trái sang, số lượng nguyên tử chlorine tăng làm cho tương tác van der Waals tăng. Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều: CH4 < CH3Cl < CH2Cl2 < CHCl3 < CCl4.


Câu 13:

19/07/2024

Biểu đồ dưới đây biểu diễn nhiệt độ sôi (°C) của một số loại dẫn xuất halogen. Quan sát và trả lời các câu hỏi:

Media VietJack

Nhiệt độ sôi của dẫn xuất halogen

a) Trong điều kiện chuẩn (25 °C, 1 bar), liệt kê tên hoặc công thức một số dẫn xuất halogen ở thể khí.

b) Nhận xét nhiệt độ sôi các dẫn xuất halogen của hydrocarbon. Giải thích nguyên nhân dẫn đến xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi các dẫn xuất.

Xem đáp án

a) Hướng dẫn: Xác định điểm ở giữa nhiệt độ 0 °C và 50 °C, dùng bút chì vẽ đường thẳng song song với đường nằm ngang, biểu diễn đường nhiệt độ 25 °C.

Trong điều kiện thường (25 °C, 1 bar), một số dẫn xuất halogen ở thể khí: fluoromethane (CH3F), chloromethane (CH3Cl), bromomethane (CH3Br), fluoroethane (CH3CH2F), chloroethane (CH3CH2Cl) và fluoropropane (CH3CH2CH2F).

b) Nhận xét về nhiệt độ sôi các dẫn xuất halogen của hydrocarbon:

- Với các dẫn xuất cùng loại halogen, nhiệt độ sôi tăng dần từ gốc methyl đến pentyl.

- Với các dẫn xuất halogen cùng gốc alkyl, nhiệt độ sôi tăng từ dẫn xuất fluorine đến dẫn xuất iodine.

Trong dẫn xuất halogen, tương tác van der Waals càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao:

- Cùng gốc alkyl, tương tác van der Waals tăng từ dẫn xuất fluoride đến iodide nên nhiệt độ sôi tăng.

- Cùng dẫn xuất halogen, khối lượng gốc alkyl tăng từ methyl đến pentyl làm cho tương tác van der Waals tăng nên nhiệt độ sôi tăng.


Câu 14:

06/07/2024

Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khả năng phản ứng của dẫn xuất tert-butyl chloride với dung dịch ethanol 80% ở 25 °C. Kết quả thí nghiệm thể hiện trong sơ đồ:

Media VietJack

Xác định loại phản ứng (1) và (2). Cho biết phản ứng nào chiếm ưu thế trong thí nghiệm trên.

Xem đáp án

Phản ứng (1) thuộc loại phản ứng thế, phản ứng (2) thuộc loại phản ứng tách. Dựa vào kết quả thí nghiệm: 83% sản phẩm của phản ứng thế và 17% sản phẩm của phản ứng tách, nên phản ứng thế chiếm ưu thế hơn.


Câu 15:

18/07/2024

Tính chất hoá học chung của dẫn xuất halogen thể hiện qua 2 loại phản ứng thế halogen bởi nhóm hydroxy và phản ứng tách hydrogen halide. Trong đó, độ dài liên kết và năng lượng liên kết ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phản ứng của 2 loại phản ứng này. Quan sát biểu đồ bên dưới và trả lời câu hỏi.

Media VietJack

Tương quan giữa độ dài liên kết

với năng lượng liên kết C-X trong dẫn xuất halogen

a) Nhận xét sự tương quan giữa độ dài liên kết và năng lượng liên kết C-X trong dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

b) Độ dài liên kết và năng lượng liên kết ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phản ứng của dẫn xuất halogen. Lấy ví dụ cụ thể cho 2 hợp chất iodoethane và bromoethane.

Xem đáp án

a) Trong dẫn xuất halogen, các liên kết C-X có năng lượng liên kết càng lớn thì độ dài liên kết càng nhỏ.

b) Dẫn xuất halogen có năng lượng liên kết C-X càng lớn, độ dài liên kết C-X càng nhỏ thì khả năng phản ứng càng yếu, nguyên nhân là do liên kết bền, cần năng lượng lớn để phá vỡ liên kết cũ để hình thành liên kết mới. Ví dụ: Đối với 2 hợp chất CH3CH2Br và CH3CH2I, năng lượng liên kết của liên kết C-Br lớn hơn của liên kết C-I, nên khả năng phản ứng thế và phản ứng tách của hợp chất CH3CH2I dễ dàng hơn CH3CH2Br.


Bắt đầu thi ngay