Giải SBT Hóa học 10 Bài 4. Ôn tập chương 1 có đáp án
Giải SBT Hóa học 10 Bài 4. Ôn tập chương 1 có đáp án
-
69 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Số proton, neutron và electron của lần lượt là
Số hiệu nguyên tử Z = số proton = 24 = số electron (của Cr nguyên tử).
Số neutron = Số khối – số proton = 52 – 24 = 28.
Cr nhường 3 electron tạo thành Cr3+ ⇒ Số electron (của Cr3+) = 24 – 3 = 21
Câu 2:
22/07/2024Tổng số hạt neutron, proton, electron trong ion là
Số hiệu nguyên tử Z = số proton = 17 = số electron (của Cl nguyên tử)
Số neutron = Số khối – số proton = 35 – 17 = 18.
Cl nhận 1 electron tạo thành Cl- ⇒ Số electron (của ion Cl-) = 17 + 1 = 18
Câu 3:
19/07/2024Nguyên tử của nguyên tố M có số hiệu nguyên tử bằng 20. Cấu hình electron của ion M2+ là
Cấu hình electron của M (Z = 20) là: 1s22s22p63s23p64s2
Nguyên tử M nhường 2 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion M2+
⇒ Cấu hình electron của ion M2+ là 1s22s22p63s23p6
Câu 4:
22/07/2024Anion X2- có cấu hình electron là 1s22s22p6. Cấu hình electron của X là
Nguyên tử X nhận 2 electron để tạo thành anion X2-
⇒ Cấu hình electron của X là 1s22s22p4
Câu 5:
23/07/2024Ion O2- không có cùng số electron với nguyên tử hoặc ion nào sau đây?
- Nguyên tử O (Z = 8) có cấu hình electron là: 1s22s22p4
Nguyên tử O nhận 2 electron để tạo thành ion O2-
⇒ Cấu hình electron của ion O2- là: 1s22s22p6
- Nguyên tử F (Z = 9) có cấu hình electron là: 1s22s22p5
Nguyên tử F nhận 1 electron để tạo thành ion F-
⇒ Cấu hình electron của ion F- là: 1s22s22p6
- Nguyên tử Cl (Z = 17) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5
Nguyên tử Cl nhận 1 electron để tạo thành ion Cl-
⇒ Cấu hình electron của ion Cl- là: 1s22s22p63s23p6
- Nguyên tử Mg (Z = 12) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s2
Nguyên tử Mg nhường đi 2 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion Mg2+
⇒ Cấu hình electron của ion Mg2+ là: 1s22s22p6
- Cấu hình electron của Ne (Z = 10) là: 1s22s22p6
Vậy ion O2- không có cùng số electron với ion Cl-
Câu 6:
13/07/2024Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Tổng số electron ở lớp vỏ của X2- là
Cấu hình electrond đầy đủ của X2- là 1s22s22p63s23p6
⇒ Tổng số electron ở lớp vỏ của X2- là 18.
Câu 7:
13/07/2024Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M là
Cấu hình electron lớp ngoài cùng biểu diễn trên AO là:
⇒ Có 2 electron độc thân.
Câu 8:
13/07/2024Nguyên tố Q có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Q điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?
Số hiệu nguyên tử = số electron = 14
⇒ Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2
⇒ Electron cuối cùng điền vào lớp M (n = 3), phân lớp p
Câu 9:
13/07/2024Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng là: 1s2s2p3s3p4s3d ...
Cấu hình electron của nguyên tử Y là
Các electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:
1s22s22p63s23p64s23d6
Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 10:
19/07/2024Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d2. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là
Electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:
1s22s22p63s23p64s23d2
Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d24s2
⇒ Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là 22
Câu 11:
22/07/2024Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
Cấu hình electron nguyên tử |
Cấu hình electron ion tương ứng |
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 |
Na+: 1s22s22p6 |
Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 |
Al3+: 1s22s22p6 |
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 |
Cl-: 1s22s22p63s23p6 |
Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2 |
Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6 |
Vậy ion Fe2+ không có cấu hình giống khí hiếm (8 electron lớp ngoài cùng)
Câu 12:
13/07/2024Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1
⇒ Số electron của X = số proton = 13
Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p3
⇒ Số electron của Y = số proton = 15
Câu 13:
13/07/2024Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 7, Z = 14 và Zn = 21. Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử theo ô orbital. Tại sao lại phân bố như vậy?
Z = 7:
Z = 14:
Cấu hình electron được viết tuân theo nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và phần 2p3, 3p2 tuân theo quy tắc Hund.
+) Z = 21 (1s22s22p63s23p63d14s2): nguyên tử có 3 electron hóa trị, dễ nhường electron, là kim loại.
Giải thích: Cấu hình electron cho biết thứ tự mức năng lượng các electron giữa các phân lớp. Năng lượng của các electron trong mỗi phân lớp tăng dần từ trái sang phải.
Câu 14:
13/07/2024Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 9, Z = 16, Z = 18, Z = 20 và Z = 29.
Các nguyên tố trên là kim loại, hay phi kim hay khí hiếm?
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố
Z = 9 (1s22s22p5) ⇒ lớp ngoài cùng có 7e ⇒ phi kim.
Z = 16 ([Ne]3s22p4) ⇒ lớp ngoài cùng có 6e ⇒ phi kim.
Z = 18 (1s22s22p63s23p6) ⇒ lớp ngoài cùng có 8e ⇒ khí hiếm.
Z = 20 ([Ar]4s2) ⇒ lớp ngoài cùng có 2e ⇒ kim loại.
Z = 29 ([Ar]3d104s1) ⇒ lớp ngoài cùng có 1e ⇒ kim loại.
Câu 15:
19/07/2024Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 13. Cấu hình electron của nguyên tử X là
Với các nguyên tử bền ta có: 1 ≤ ≤ 1,52 (1)
Theo bài ra có:
2Z + N = 13 ⇒ N = 13 – 2Z, thay vào (1) ta có:
⇔ Z ≤ 13 – 2Z ≤ 1,52Z
⇔ 3,69 ≤ Z ≤ 4,33
Chọn Z = 4 ⇒ N = 5
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s2
Câu 16:
18/07/2024Tổng số hạt cơ bản là 46 nên ta có: p + e + n = 46 hay 2p + n = 46 (1)
Hạt mang điện là p và e; hạt không mang điện là n nên ta có:
p + e – n = 14 hay 2p – n = 14 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p = e = 15, n = 16
Cấu hình electron nguyên tử của R là: [Ne]3s22p3
Câu 17:
13/07/2024Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả, ... Muối iodine của X được sử dụng nhằm tụ mây tạo ra mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định nguyên tố X.
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 155 hay 2p + n = 155 (1)
Hạt mang điện là p + e và hạt không mang điện là n nên ta có:
2p – n = 33 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: p = 47; n = 61
⇒ Nguyên tố X có Z = số p = 47.
Số khối bằng p + n = 47 + 61 = 108
⇒ X là silver ( )
Câu 18:
21/07/2024Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
b) Xác định số lượng các hạt cơ bản trong ion X2+ và viết cấu hình electron của ion đó.
a) Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 82 hay 2p + n = 82 (1)
Hạt mang điện là p + e và hạt không mang điện là n nên ta có:
2p – n = 22 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: p = 26; n = 30
⇒ Nguyên tố X có Z = số p = 26.
Số khối bằng p + n = 26 + 30 = 56
⇒ X là iron ( )
b) Nguyên tử Fe nhường 2 electron để tạo thành ion Fe2+
Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Cấu hình electron của ion Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d6
Câu 19:
15/07/2024Trong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân tử X, nguyên tử của hai nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 4s, các ion A2+, B2+ có số electron ngoài cùng lần lượt là 17 và 14. Tổng số proton trong X là 87.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
b) Xác định X.
a) Cấu hình electron của A và B có dạng:
[Ne]3s23p63dx4sy (0 ≤ x ≤ 10; 1 ≤ y ≤ 2)
- Nếu y = 1 thì cấu hình của A2+ là: [Ne]3s23p63dx-1
Khi đó có: 2 + 6 + x – 1 = 17 ⇒ x = 10
Cấu hình electron của A là: [Ar]3d104s1
⇒ A là 29Cu
- Nếu y = 2 thì cấu hình của A2+ là: [Ne]3s23p63dx
Khi đó có: 2 + 6 + x = 17 ⇒ x = 9
Cấu hình electron của A là: [Ar]3d94s2 (không bền vững)
Xét tương tự với B:
- Nếu y = 1 thì cấu hình electron của B là [Ar]3d74s1 (không hợp lí)
- Nếu y = 2 thì cấu hình electron của B là [Ar]3d64s1 . B là 26Fe
b) Tổng số proton trong X là 87.
⇒ pA + pB + 2pY = 87
⇔ 29 + 26 + 2.pY = 87
⇔ pY = 16
⇒ Y là 16S
Vậy quặng X có công thức là: CuFeS2