Trang chủ Lớp 10 Hóa học Giải SBT Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid có đáp án

Giải SBT Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid có đáp án

Giải SBT Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid có đáp án

  • 381 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

20/07/2024

Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các hydrogen halide còn lại là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các hydrogen halide còn lại là do các nhóm phân tử HF được tạo thành do có liên kết hydrogen giữa các phân tử.

Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so (ảnh 1)

Câu 7:

22/07/2024

Nối mỗi chất trong cột A với tính chất tương ứng của chúng trong cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

a) Hydrogen fluoride

b) Hydrofluoric acid

c) Hydrogen chloride

d) Hydrochloric acid

1. Là chất khí ở điều kiện thường.

2. Các phân tử tạo liên kết hydrogen với nhau.

3. Có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy hydrogen halide. 4. Là acid mạnh.

5. Ăn mòn thuỷ tinh.

6. Thường được dùng để thuỷ phân các chất trong quá trình sản xuất.

7. Hoà tan calcium carbonate có trong đá vôi, magnesium hydroxide, copper(II) oxide.

Xem đáp án

- a ghép với 1, 2, 3:

a) Hydrogen fluoride:

1. Là chất khí ở điều kiện thường.

2. Các phân tử tạo liên kết hydrogen với nhau.

3. Có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy hydrogen halide.

- b ghép với 5, 7:

b) Hydrofluoric acid:

5. Ăn mòn thuỷ tinh.

7. Hoà tan calcium carbonate có trong đá vôi, magnesium hydroxide, copper(II) oxide.

- c ghép với 1:

c) Hydrogen chloride:

1. Là chất khí ở điều kiện thường.

- d ghép với 4, 6, 7:

d) Hydrochloric acid

4. Là acid mạnh.

6. Thường được dùng để thuỷ phân các chất trong quá trình sản xuất.

7. Hoà tan calcium carbonate có trong đá vôi, magnesium hydroxide, copper(II) oxide.


Câu 9:

23/07/2024

Các phân tử HX đều phân cực, nhưng chỉ có các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen với nhau. Giải thích.

Xem đáp án
Các phân tử HX đều phân cực, nhưng chỉ có các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen với nhau vì nguyên tử F trong HF vẫn còn cặp electron riêng và đặc biệt F có độ âm điện lớn.

Câu 10:

18/07/2024

Hãy đề xuất cách phân biệt bốn dung dịch hydrohalic acid bằng phương pháp hóa học.

Xem đáp án

Đề xuất cách phân biệt:

- Đánh số thứ tự từng lọ dung dịch, trích mẫu thử.

- Cho từ từ một vài giọt dung dịch silver nitrade (AgNO3) vào từng mẫu thử.

+ Nếu không có hiện tượng xảy ra là hydrofluoric acid.

+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện là hydrochloric acid.

AgNO3(aq) + HCl(aq) → AgCl(s) + HNO3

+ Nếu có kết tủa vàng nhạt xuất hiện là hydrobromic acid.

AgNO3(aq) + HBr(aq) → AgBr(s) + HNO3

+ Nếu có kết tủa vàng xuất hiện là hydroiodic acid.

AgNO3(aq) + HI(aq) → AgI(s) + HNO3


Câu 13:

12/07/2024

c) Cl2(g) + ? → ? + NaClO3(aq) + H2O(l)

Xem đáp án

c) 3Cl2(g) + 6NaOH(aq) → 5NaCl(aq) + NaClO3(aq) + 3H2O(l)


Câu 14:

20/07/2024

d) NaBr(s) + H2SO4(l) → NaHSO4(s) + ? + SO2(g) + H2O(g)

Xem đáp án

d) 2NaBr(s) + 3H2SO4(l) → 2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)


Câu 21:

22/07/2024

b) Viết các phản ứng chứng minh sự thay đổi tính khử của các ion X- theo xu hướng trong bảng tuần hoàn đã được hoàn thành ở câu a.

Xem đáp án

b) Phản ứng chứng minh tính khử của các ion tăng dần theo thứ tự: F-, Br-, Cl-, I-:

Phản ứng với sulfuric acid đặc trong cùng điều kiện:

NaF(s) + H2SO4(l) → NaHSO4(s) + HF(g)

NaCl(s) + H2SO4(l) → NaHSO4(s) + HCl(g)

2NaBr(s) + 3H2SO4(l) → 2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)

8NaI(s) + 9H2SO4(l) → 8NaHSO4(s) + H2S(g) + 4I2(g) + 4H2O(g)

Dễ thấy F- và Cl- không thể hiện tính khử; Br- khử lưu huỳnh (sulfur) có số oxi hóa +6 về số oxi hóa +4; I- có thể khử lưu huỳnh (sulfur) có số oxi hóa +6 xuống số oxi hóa thấp hơn là -2.

Vậy tính khử I- > Br-> Cl-, F- (1).

Mặt khác, Cl- trong HCl đặc có thể khử MnO2 theo phản ứng sau:

MnO2(s) + 4HCl(aq) → MnCl2(aq) + Cl2(g) + 2H2O(l)

Phản ứng này dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, trong khi đó F- trong điều kiện tương tự thì không xảy ra phản ứng. Ngoài ra, F- gần như không thể bị oxi hóa bởi các hóa chất khác trong điều kiện thông thường.

Vậy tính khử Cl- > F- (2)

Từ (1) và (2) suy ra điều cần chứng minh.


Câu 22:

16/07/2024

c) Tìm hiểu và giải thích vì sao tính acid của các hợp chất HX lại được thay đổi theo thứ tự như câu a.

Xem đáp án

c) Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy HF, HCl, HBr, HI là do sự giảm độ bền liên kết theo thứ tự: H – F > H – Cl > H – Br > H – I.


Câu 23:

19/07/2024

Mỗi năm, hàng triệu tấn hydrochloric acid được cho phản ứng với acetylene (hay ethyne) và ammonia.

a) Viết phương trình hóa học của hai phản ứng trên.

Xem đáp án

a) Các phương trình hóa học:

HCl + HC ≡ CH → H2C = CHCl         (1)

HCl + NH3 → NH4Cl                          (2)


Câu 24:

16/07/2024

b) Hai phản ứng trên được dùng trong lĩnh vực sản xuất nào?

Xem đáp án

b) Phản ứng (1) được ứng dụng trong sản xuất nhựa PVC;

Phản ứng (2) được ứng dụng trong sản xuất phân đạm.


Câu 26:

22/07/2024

b) Để tái sử dụng acid, dung dịch A được đưa đến thiết bị phun, ở khoảng 180 oC để thực hiện phản ứng:

4FeCl2 + 4H2O + O2 → 8HCl + 2Fe2O3

Sau quá trình trên, cần làm thế nào để thu được hydrochloric acid?

Xem đáp án

b) Phản ứng 4FeCl2 + 4H2O + O2 → 8HCl + 2Fe2O3 diễn ra ở nhiệt độ cao, thu khí hydrogen chloride. Khí này cần được hòa tan vào nước để thu lại hydrochloric acid, dung dịch này được tái sử dụng.


Câu 28:

12/07/2024

b) Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.

Xem đáp án

b)

ΔrH2980=2ΔfH2980(H2O(l))+2ΔfH2980(I2(s))4ΔfH2980(HI(aq))ΔfH2980(O2(g))

= 2 × (-285) + 2 × 0 – 4 × (-55) – 0 = -350 (kJ)


Câu 29:

23/07/2024

c) Nếu chỉ dựa vào giá trị biến thiên enthalpy chuẩn thì phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng không? Từ đó, hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi dung dịch hydroiodic acid tiếp xúc với không khí.

Xem đáp án

c) Phản ứng oxi hóa acid bởi oxygen thuận lợi về mặt năng lượng.

Khi dung dịch hydroiodic acid tiếp xúc với không khí, dung dịch bị biến đổi (thành phần, màu sắc) theo phản ứng:

4HI(aq) + O2(g) → 2H2O(l) + 2I2(s)


Câu 30:

15/07/2024

d) Thực tế, người ta phải chứa hydroiodic acid trong chai, lọ được đậy kín. Hãy giải thích.

Xem đáp án

d) Thực tế, người ta phải chứa hydroiodic acid trong chai, lọ được đậy kín để giảm sự tiếp xúc của dung dịch với oxygen có trong không khí.


Câu 31:

15/07/2024

Trong phòng thí nghiệm, hydrochloric acid đặc có thể được dùng để điều chế khí chlorine theo hai phản ứng sau:

16HCl(aq) + 2KMnO4(s) → 2MnCl2(aq) + 2KCl(aq) + 8H2O(l) + 5Cl2(g)                     (1)

4HCl(aq) + MnO2(s) → MnCl2(aq) + 2H2O(l) + Cl2(g)                                   (2)

Cho bảng giá trị enthalpy tạo thành chuẩn (kJ mol-1) của các chất như dưới đây:

HCl(aq)

KMnO4(s)

MnO2(s)

MnCl2(aq)

KCl(aq)

H2O(l)

-167

-837

-520

-555

-419

-285

a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng.

Xem đáp án

a) 16HCl(aq) + 2KMnO4(s) → 2MnCl2(aq) + 2KCl(aq) + 8H2O(l) + 5Cl2(g)           (1)

ΔrH2980=2×ΔfH2980(MnCl2(aq))+2×ΔfH2980(KCl(aq))+8×ΔfH2980(H2O(l))+5×ΔfH2980(Cl2(g))16×ΔfH2980(HCl(aq))2×ΔfH2980(KMnO4(s))

= 2 × (-555) + 2 × (-419) + 8 × (-285) + 5 × 0 – 16 × (-167) – 2 × (-837) = 118 (kJ)

4HCl(aq) + MnO2(s) → MnCl2(aq) + 2H2O(l) + Cl2(g)                        (2)

ΔrH2980=ΔfH2980(MnCl2(aq))+2×ΔfH2980(H2O(l))+ΔfH2980(Cl2(g))4×ΔfH2980(HCl(aq))ΔfH2980(MnO2(s))

= (-555) + 2 × (-285) + 0 – 4 × (-167) – ( -520) = 63(kJ).


Câu 32:

15/07/2024

b) Thực tế, không cần đun nóng, hai phản ứng trên vẫn diễn ra ở nhiệt độ phòng. Vậy phản ứng trên đã có thể thu nhiệt từ đâu?

Xem đáp án

b) Thực tế, không cần đun nóng, hai phản ứng trên vẫn diễn ra ở nhiệt độ phòng do các phản ứng này thu nhiệt từ môi trường.


Bắt đầu thi ngay