Giải SBT Địa lí 8 KNTT Chủ đề Bảo vệ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển Đông
Giải SBT Địa lí 8 KNTT Chủ đề Bảo vệ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển Đông
-
93 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. Tỉnh Quảng Trị.
B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Tỉnh Bình Thuận.
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
19/07/2024Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. Thành phố Hải Phòng.
B. Tỉnh Quảng Ninh.
C. Tỉnh Khánh Hoà.
D. Tỉnh Kiên Giang.
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
19/07/2024Thành phố đảo duy nhất ở nước ta là
A. Vân Đồn. B. Lý Sơn. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc.
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
23/07/2024Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẢO Ở VIỆT NAM NĂM 2022
Đơn vị |
Diện tích đất nổi (km²) |
Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Huyện Vân Đồn |
|
|
Huyện Cô Tô |
|
|
Huyện Cát Hải |
|
|
Huyện Bạch Long Vĩ |
|
|
Huyện Cồn Cỏ |
|
|
Huyện Hoàng Sa |
|
|
Huyện Lý Sơn |
|
|
Huyện Trường Sa |
|
|
Huyện Phú Quý |
|
|
Huyện Côn Đảo |
|
|
Huyện Kiên Hải |
|
|
Thành phố Phú Quốc |
|
|
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẢO Ở VIỆT NAM NĂM 2022
Đơn vị |
Diện tích đất nổi (km²) |
Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Huyện Vân Đồn |
551,30 |
Tỉnh Quảng Ninh |
Huyện Cô Tô |
46,20 |
Tỉnh Quảng Ninh |
Huyện Cát Hải |
345,00 |
Thành phố Hải Phòng |
Huyện Bạch Long Vĩ |
2,50 |
Thành phố Hải Phòng |
Huyện Cồn Cỏ |
2,50 |
Tỉnh Quảng Trị |
Huyện Hoàng Sa |
305,00 |
Thành phố Đà Nẵng |
Huyện Lý Sơn |
9,97 |
Tỉnh Quảng Ngãi |
Huyện Trường Sa |
496,00 |
Tỉnh Khánh Hoà |
Huyện Phú Quý |
16,00 |
Tỉnh Bình Thuận |
Huyện Côn Đảo |
75,15 |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Huyện Kiên Hải |
30,00 |
Tỉnh Kiên Giang |
Thành phố Phú Quốc |
589,23 |
Tỉnh Kiên Giang |
Câu 5:
19/07/2024Kể tên một số loài hải sản ở vùng biển nước ta có giá trị xuất khẩu cao.
- Một số loài hải sản ở vùng biển nước ta có giá trị xuất khẩu cao: cá ngừ đại dương, bào ngư, tôm hùm, cua hoàng đế,...
Câu 6:
19/07/2024Nêu một số biện pháp cụ thể để từng bước cải thiện chất lượng môi trường biển đảo ở nước ta.
- Một số biện pháp để từng bước cải thiện chất lượng môi trường biển đảo ở nước ta:
+ Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường biển đảo.
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường.
+ Quan trắc – cảnh báo môi trường biển, đảo kịp thời, chính xác.
+ Sử dụng hiệu quả, hợp lí, tiết kiệm tài nguyên biển đảo.
Câu 7:
21/07/2024Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa cho phù hợp về những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – a), d), g), h), k), L)
2 – b), c), e), i), m)
Câu 8:
22/07/2024Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?
A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.
B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.
C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.
D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.
Đáp án đúng là: B
Câu 9:
19/07/2024Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam tiếp tục sinh sống và khai thác biển?
A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.
B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.
C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.
D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.
Đáp án đúng là: D
Câu 10:
19/07/2024Thương cảng nào của Vương quốc Phù Nam nổi tiếng trong giao thương với Chăm-pa và các nước khác trong khu vực?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Hội An (Đà Nẵng).
C. Óc Eo (An Giang).
D. Hội Triều (Thanh Hoá).
Đáp án đúng là: C
Câu 11:
19/07/2024Ở thế kỉ X − XV, Vương triều Vi-giay-a của vương quốc nào tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng lớn?
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Phù Nam.
D. Chăm-pa.
Đáp án đúng là: D
Câu 12:
21/07/2024Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý - Trần?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Óc Eo (An Giang).
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Tân Châu (Bình Định).
Đáp án đúng là: A
Câu 13:
19/07/2024Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.
khai thác châu Âu Côn Lôn hướng ra biển Phú Quốc
khai thác sản vật đo đạc thuỷ trình phòng thủ cắm cờ
Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1)........., mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2).........
Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3).......... (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4).......... (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5)............ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6)............, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7)............, vẽ bản đồ và (8)………… để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1) hướng ra biển, mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2) châu Âu.
Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3) Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4) Phú Quốc (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5) phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6) khai thác sản vật, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7) đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và (8) cắm cờ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Câu 14:
21/07/2024Hãy ghép các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp với các chính sách và việc làm của các Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền biển đảo.
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – b), c) |
2 – k) |
3 – d),e),g) |
4 – h) |
5 – l) |
6 – a) |
Câu 15:
19/07/2024Đọc các đoạn thông tin sau và quan sát hình 2.4 trong SGK (trang 170), hãy nêu nhận xét về quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa nói riêng.
“Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các vua Nguyễn đã củng cố nền thống nhất quốc gia nước Đại Nam, thực hiện nền hành chính mới quy củ trên toàn bộ đất nước từ Bắc vào Nam, kể cả các vùng hải phận, đảo gần, đảo xa”.
“Thời vua Minh Mạng, triều đình cho đắp trường thành ở Quảng Bình, xây Hải Vân quan ở đèo Hải Vân, pháo đài ở những nơi ven biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung,
“Vua Gia Long sai Phạm Văn Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thuỷ trình năm 1815” (Mộc bản Triều Nguyễn)
Năm 1816, vua Gia Long đã ra lệnh cho đội Hoàng Sa và thuỷ quân của triều đình ra thăm dò, đo đạc thuỷ trình và cắm cờ trên đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam. (Quốc sử quán Triều Nguyễn)
- Nhận xét:
+ Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
+ Các hoạt động khai phá, xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo của các thế hệ đi trước là sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Câu 16:
19/07/2024Em hãy sưu tầm và chọn tư liệu để viết bản tin (khoảng 7 - 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
(*) Bài viết tham khảo:
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Câu 17:
19/07/2024Hãy vẽ hoặc chọn một bức tranh phù hợp để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung và chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa nói riêng. Vì sao em vẽ hoặc chọn bức tranh đó?
(*) Sản phẩm tham khảo:
- Em lựa chọn vẽ bức tranh này, vì:
+ Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.