Trang chủ Lớp 11 Địa lý Giải SBT Địa Lí 11 CTST Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Giải SBT Địa Lí 11 CTST Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Giải SBT Địa Lí 11 CTST Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

  • 258 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

13/08/2024

Khu vực nào của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp? 

A. Đồng bằng ven biển phía tây. 

B. Khu vực phía bắc.

C. Đồng bằng Lưỡng Hà.

D. Phía tây và nam bán đảo A-ráp.

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Khu vực Đồng bằng Lưỡng Hà của Tây Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, từ đây đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà. - Đặc điểm: Vùng biển thuộc các biển: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

- Khu vực còn lại là các dãy núi cao,hoang mạc,đất đai khô cằn,không thuận lợi để để phát triển nông nghiệp

→ C đúng.A,B,D sai

* 1. Địa hình và đất đai

♦ Tây Nam Á có 3 khu vực địa hình chính:

- Khu vực phía bắc:

+ Là các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi: sơn nguyên Anatôli, sơn nguyên Iran và miền núi Ápganixtan.

+ Khu vực này có nhiều dãy núi trung bình và núi cao như Pon-tích To-ruýt,... gây trở ngại cho sự phát triển giao thông trong khu vực.

- Khu vực phía tây và nam

+ Là bán đảo Aráp rộng lớn với nhiều hoang mạc như Nê-phút, Rúp-en Kha-li. Phía tây của bán đảo là sơn nguyên A-ráp với các dãy núi chạy dọc ven biển và dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.

+ Khu vực này đất đai khô cằn, không thuận lợi cho nông nghiệp, người dân chủ yếu sinh sống ở dải đồng bằng duyên hải và trong các ốc đảo giữa hoang mạc.

- Khu vực hạ lưu các sông Ti-grơ và Ơ-phrát là đồng bằng Lưỡng Hà với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

2. Khí hậu

- Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông.

- Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam:

+ Vùng núi phía bắc là nơi đón gió nên mưa nhiều (trên 2 000 mm/năm), nhiệt độ trung bình năm từ 15 - 20°C;

+ Vùng phía nam phần lớn đều mưa ít (dưới 1 000 mm/năm).

+ Tại các hoang mạc có lượng mưa rất ít, nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 25°C, nhiệt độ mùa hè có khi lên gần 50°C.

- Dọc theo các đồng bằng duyên hải và các sườn núi hướng ra biển có khí hậu thuận lợi hơn nên dân cư tập trung đông, trồng trọt phát triển. Ở vùng nội địa với khí hậu nóng, dân cư thưa thớt, chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

Giải Địa lí 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

 

Câu 9:

21/07/2024

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam Á.

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam Á. (ảnh 1)
Xem đáp án

Nối:   1-b                         2-c                         3-a


Câu 10:

17/07/2024

Dựa vào hình 15.4 SGK trang 78, hãy nhận xét về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực Tây Nam Á, giai đoạn 2000-2020.

Xem đáp án

Giai đoạn 2000-2020, số dân của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục qua các năm, từ 270,6 triệu người (2000) lên 402,5 triệu người (2020), trong khi đó, tỉ lệ gia tăng dân số có nhiều biến động, nhưng vẫn giảm trong cả giai đoạn. Giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ gia tăng dân số tăng từ 1,95% lên 2,15% trước khi giảm xuống còn 1,59% vào năm 2020, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao.


Câu 11:

21/07/2024

Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng. 

Thông tin

Đúng

Sai

1. Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa.

 

 

2. Phần lớn lãnh thổ Tây Nam Á có khí hậu ôn hoà, dễ chịu. 

 

 

3. Hệ thống sông, hồ của Tây Nam Á rất phát triển.

 

 

4. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế nên động, thực vật của Tây Nam Á nghèo nàn.

 

 

5. Dầu mỏ của Tây Nam Á chiếm khoảng 50% trữ lượng của thế giới.

 

 

6. Tây Nam Á có nhiều hồ nước mặn, phần lớn đều nằm ở độ cao trên 1600 m. 

 

 

7. Tây Nam Á có vùng biển nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Địa Trung Hải qua Biển Độ đến Ấn Độ Dương.

 

 

Xem đáp án

Thông tin

Đúng

Sai

1. Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa.

x

 

2. Phần lớn lãnh thổ Tây Nam Á có khí hậu ôn hoà, dễ chịu. 

 

x

3. Hệ thống sông, hồ của Tây Nam Á rất phát triển.

 

x

4. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế nên động, thực vật của Tây Nam Á nghèo nàn.

x

 

5. Dầu mỏ của Tây Nam Á chiếm khoảng 50% trữ lượng của thế giới.

x

 

6. Tây Nam Á có nhiều hồ nước mặn, phần lớn đều nằm ở độ cao trên 1600 m. 

 

x

7. Tây Nam Á có vùng biển nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương.

x

 


Câu 12:

14/07/2024

Dựa vào hình 15.3 SGK trang 77, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây: 

1. Nhận xét đặc điểm phân bố dân cư của khu vực Tây Nam Á.

2. Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên ở khu vực Tây Nam Á năm 2020.

Xem đáp án

♦ Yêu cầu số 1: Dân cư của khu vực Tây Nam Á phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng ven biển, quy mô dân số có sự chênh lệch rất lớn. 

♦ Yêu cầu số 2: Các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên ở khu vực Tây Nam Á năm 2020: An-ca-ra, Tê-hê-ran, Bát Đa, Xtan-Bun


Câu 14:

23/07/2024

Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm các ngành kinh tế khu vực Tây Nam Á.

Trong công nghiệp, nhiều quốc gia Tây Nam Á đã phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên,…………….. Một số quốc gia phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như…………….. là I-xra-en, Thổ Nhỹ Kỳ,...

Trong nông nghiệp, các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là…………….. Bên cạnh vật nuôi phổ biến là cừu, một số nước trong khu vực còn nuôi bò theo quy mô…………….. , áp dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến. Ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản cũng được phát triển ở một số khu vực ven Địa Trung Hải,…………….. , Biển Đỏ.

Khu vực Tây Nam Á có hoạt động giao thông nhộn nhịp và phát triển. Giao thông đường ống trong khu vực cũng được đầu tư và phát triển nhằm phục vụ vận chuyển…………….. và…………….. 

Xem đáp án

Trong công nghiệp, nhiều quốc gia Tây Nam Á đã phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, hóa dầu. Một số quốc gia phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như điện tử - tin học là I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Trong nông nghiệp, các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là.  Bên cạnh vật nuôi phổ biến là cừu, một số nước trong khu vực còn nuôi bò theo quy mô trang trại, áp dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến. Ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản cũng được phát triển ở một số khu vực ven Địa Trung Hải, vịnh Péc - xích, Biển Đỏ.

Khu vực Tây Nam Á có hoạt động giao thông nhộn nhịp và phát triển. Giao thông đường ống trong khu vực cũng được đầu tư và phát triển nhằm phục vụ vận chuyển dầu mỏ và khí tự nhiên


Câu 15:

17/07/2024

Dựa vào hình 15.8 SGK trang 82, hoàn thành thông tin về ngành nông nghiệp của Tây Nam Á vào bảng dưới đây. 

Ngành nông nghiệp

Cây trồng, vật nuôi phổ biến

Quốc gia phân bố

Trồng trọt

 

 

Chăn nuôi

 

 

Xem đáp án

Ngành

nông nghiệp

Cây trồng, vật nuôi phổ biến

Quốc gia phân bố

Trồng trọt

- Bông

- Chà là 

- Xi-ri, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ

- A-rập-xê-út, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Y-ê-men 

Chăn nuôi

- Bò

- Cừu

- Dê

- Giooc-đa-ni, Thổ Nhĩ Kỳ

- Áp-ga-ni-xtan, Y-ê-men, Giooc-đa-ni, Thổ Nhĩ Kỳ

- I-Ran, 


Câu 16:

21/07/2024

Sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn bản ngắn giới thiệu về tuyến đường hàng hải thế giới đi qua khu vực Tây Nam Á.

Xem đáp án

Tuyến đường hàng hải thế giới đi qua khu vực Tây Nam Á là một trong những con đường biển quan trọng nhất trên thế giới, nối liền các châu lục và khu vực khác nhau. Tuyến đường này thường được gọi là "Tuyến đường hàng hải Malacca" hoặc "Hải lộ Malacca" và chạy qua một loạt các cảng biển và eo biển trong khu vực Tây Nam Á. Tuyến đường Malacca là lối đi chính cho giao thương biển giữa châu Á và châu  u, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các cảng biển của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là một tuyến đường tắc đường quan trọng trong thương mại thế giới.


Bắt đầu thi ngay