Trang chủ Lớp 10 Địa lý Giải SBT Địa 10 Bài 31. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp có đáp án

Giải SBT Địa 10 Bài 31. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp có đáp án

Giải SBT Địa 10 Bài 31. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp có đáp án

  • 117 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024

Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của điểm công nghiệp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 2:

17/07/2024

Nhận định nào sau đây không phản ánh chính xác đặc điểm chung của điểm công nghiệp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 3:

17/07/2024

Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của khu công nghiệp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các khu công nghiệp thường được phân bố ngoài thành phố, có thể có sự giao thoa với các khu dân cư lân cận và cung cấp việc làm cho người lao động từ nhiều khu vực xung quanh.

C đúng 

- A sai vì các khu vực công nghiệp có thể thu hút đầu tư từ nước ngoài và nội địa, tạo ra cơ sở hạ tầng và môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia.

- B sai vì các khu công nghiệp không chỉ là nơi sản xuất mà còn là trung tâm hấp thụ và áp dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của địa phương trong nền kinh tế toàn cầu.

- D sai vì chúng là nơi sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế của đất nước và tăng cường nguồn thu nhập xuất khẩu.

*) Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 

(Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp = HTTCLTCN)

Hình thức

Vai trò

Đặc điểm

Điểm công nghiệp

- Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

- Giải quyết việc làm

tại địa phương. Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

- Góp phần thực hiện công nghiệp hoá tại địa phương.

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong hoặc gần - xa điểm dân cư.

- Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu.

- Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau.

Khu công nghiệp

- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Tạo nguồn hàng tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu.

- Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

- Phân bố thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài.

- Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; hưởng quy chế riêng, ưu đãi về sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.

- Các hình thức khác: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,…

Trung tâm công nghiệp

- Góp phần định hình hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực phụ cận.

- Là Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

- Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

- Gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.

Vùng công nghiệp

- Thúc đẩy hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ.

- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất.

- Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và

trung tâm công nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.

- Có các nhân tố tạo vùng tương đồng

- Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

Lý thuyết Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Khu công nghiệp ở Bình Dương (Việt Nam)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo


Câu 4:

17/07/2024

Hình thức nào sau đây không phải là một trong những hình thức khác của khu công nghiệp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 5:

13/07/2024

Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 6:

23/07/2024

Hoạt động khai thác quặng kim loại thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 7:

19/07/2024

Hoạt động khai thác khí đốt thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 8:

18/07/2024

Ngành Công nghiệp nào sau đây ít tác động đến môi trường hơn cả?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 9:

08/08/2024

Nguồn sản xuất điện nào sau đây không phải là nguồn năng lượng tái tạo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tìm hiểu thêm:

* Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

* Tiêu cực:

- Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

- Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

- Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

- Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là cần thiết (năng lượng từ mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều,...)

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Giải Địa lí lớp 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp


Câu 10:

23/07/2024

Nhận định nào sau đây không phải định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 15:

24/09/2024

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây.

Hình thức tổ chức lãnh thổ CN

Đặc điểm chính

Ví dụ ở nước ta

Điểm công nghiệp

Vị trí:

Mối liên hệ sản xuất:

 

Khu công nghiệp

Ranh giới:

Vị trí:

Mối liên hệ sản xuất:

 

Trung tâm công nghiệp

 

Ranh giới:

Vị trí:

Mối liên hệ sản xuất:

 

Xem đáp án

* Trả lời:

 

Hình thức tổ chức lãnh thổ CN

Đặc điểm chính

Ví dụ ở nước ta

Điểm công nghiệp

Vị trí: Nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.

Mối liên hệ sản xuất: Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.

Một số điểm công nghiệp như: Hà Tĩnh, Đồng Hới, Yên Bái, Tĩnh Túc,…

Khu công nghiệp

Ranh giới: rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

Vị trí: phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài (gần cảng biển, đường giao thông lớn, sân bay, ngoại vi các thành phố lớn,…

Mối liên hệ sản xuất: tập trung tương đối nhiều các cơ sở sản xuất, chung cơ sở hạ tầng sản xuất, có các cơ sở sản xuất nòng cốt.

Một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp Nội Bài,…

Trung tâm công nghiệp

 

Ranh giới: không có ranh giới rõ ràng.

Vị trí: thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

Mối liên hệ sản xuất: bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Các trung tâm công nghiệp như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một,…

* Mở rộng:

QUAN NIỆM, VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

- Quan niệm: là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học - công nghệ,… nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò: góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước phát triển cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI

1. Tác động của công nghiệp tới môi trường

* Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

* Tiêu cực:

- Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

- Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

- Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

- Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên

=> Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là cần thiết (năng lượng từ mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều,...)

2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai

- Chuyển dần từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Giải Địa lí lớp 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp


Câu 16:

20/07/2024

Em hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện tác động của công nghiệp tới môi trường.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

- Tích cực: Tạo ra máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Tiêu cực

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng

+ Tình trạng cạn kiệt một số tài nguyên thiên nhiên


Câu 20:

20/07/2024

Giải thích vì sao cần phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Xem đáp án

Lời giải:

Cần phát triển các nguồn năng lượng tái tạo vì:

- Các nguồn năng lượng này có thể tái tạo và không cạn kiệt trong quá trình sử dụng.

- Khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng không thể tái tạo đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

- Các nguồn năng lượng đều sẵn có, khả năng khai thác lớn.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương