Trang chủ Lớp 7 Sinh học Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7

Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7

Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7 có đáp án (Đề 5)

  • 1406 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Nhóm nào dưới đây gồm những đại diện của ngành Giun đốt?


Câu 3:

19/07/2024

Đặc điểm chung giữa sứa, hải quỳ, thủy tức là


Câu 6:

23/07/2024

Trùng kiết lị có hại thế nào đối với sức khỏe con người?

Xem đáp án

Đáp án

- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây ra chảy máu.

- Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, dẫn đến mất nước nhanh, thiếu máu, suy kiệt sức lực và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.


Câu 8:

20/07/2024

Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Xem đáp án

Đáp án

- Cơ thể giun đất có nhiều màu phớt hồng vì chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi, vì giun hô hấp qua da.

- Mặt khác, lớp vỏ ngoài cấu tạo bằng cuticun trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu mao mạch màu hồng nhạt.


Câu 9:

18/07/2024

Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Xem đáp án

Đáp án

Một số biện pháp chống sâu bọ gây hại nhưng an toàn cho môi trường như:

- Biện pháp sinh học: dùng loài thiên địch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện,…) để diệt sâu hại, hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh để diệt sâu hại.

- Biện pháp kĩ thuật canh tác: tuyển chọn các loài, giống cây trồng có khả năng chịu đựng cao, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi mùa vụ,…

- Biện pháp thủ công cơ học: bắt sâu bọ trực tiếp, hoặc dùng bẫy, đèn, vợt để bắt sâu bọ.


Câu 10:

18/07/2024

Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Xem đáp án

Đáp án

Mưa nhiều giun chui lên mặt đất là vì nước ngập cơ thể chúng làm chúng bị ngạt thở (do chúng hô hấp qua da).


Bắt đầu thi ngay