Trang chủ Lớp 8 Văn Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2

Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2

Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 có đáp án (Đề 2)

  • 905 lượt thi

  • 1 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Đề bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề Tài và Đức.

Xem đáp án

Dàn ý

Bài văn nghị luận: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

A. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó - câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh hai vấn đề TàiĐức.

B. Thân bài:

- Giải thích:

+ Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.

+ Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.

Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.

- Phân tích – chứng minh:

• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:

+ Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.

+ Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.

+ Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…

• Mối quan hệ giữa tài và đức:

+ Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.

+ Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.

+ Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.

+ Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.

+ Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa hai mặt tài và đức.

• Bình luận:

+ Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.

+ Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.

+ Liên hệ bản thân.

C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.


Bắt đầu thi ngay