Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)

  • 2879 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

23/07/2024
Những điều bé nhỏ được nhắc đến trong văn bản là gì?

Câu 3:

22/07/2024
Những điều tốt nhỏ và những lời nói yêu thương tạo nên những gì?

Câu 4:

23/07/2024
02 biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ trên là:

Câu 5:

22/07/2024
Điểm giống nhau trong lập luận của mỗi khổ thơ là gì?

Câu 6:

22/07/2024
Nội dung của bài thơ là gì?

Câu 7:

22/07/2024

Nghệ thuật đối xuất hiện ở đâu trong bài thơ?


Câu 8:

22/07/2024

Nội dung đoạn thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

Những điều tốt nhỏ nhặt;

Những lời nói yêu thương

Làm trái đất thành đẹp,

Đẹp như chốn thiên đường.

Xem đáp án
Khẳng định những điều tốt dù nhỏ, những lời nói yêu thương dù mộc mạc nhất đều có thể làm cho trái đất thêm đẹp, đáng yêu, đáng sống. Từ đó, khổ thơ nhấn mạnh giá trị của lòng tốt, tình yêu thương sẽ lan tỏa ý nghĩa nhân văn đến tất cả mọi người..

Câu 9:

22/07/2024

Em có đồng tình với quan điểm của nhà thơ trong khổ thơ sau không, vì sao?

Những sai lầm nhỏ bé

Ta tưởng chẳng là gì,

Tích lại là tai họa,

Làm ta chệch hướng đi.
Xem đáp án
Đồng tình: Những sai lầm dù nhỏ bé nhưng nếu con người không nhận thức được nó, không kịp thời sửa chữa khiến nó thành thói quen thì ngày qua ngày sai lầm sẽ tích tụ, lớn dần lên gây nên tai họa khó lường.

Câu 10:

23/07/2024
Hãy nêu vai trò của những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
Xem đáp án

- Những điều tốt nhỏ bé giúp hoàn thiện nhân cách, lối sống của con người.

- Luôn làm những điều tốt nhỏ bé sẽ khiến mỗi người nhận được sự tin yêu, quý mến, gắn kết con người với nhau.

- Điều tốt nhỏ bé vẫn có sức mạnh lan tỏa năng lượng, ý nghĩa tích cực đến xã hội, giúp nhân lên những điều tốt nhỏ bé ở những người xung quanh.

- Những điều tốt nhỏ bé là cơ sở để tạo nên những điều tốt lớn lao, khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân văn.

Câu 11:

23/07/2024

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói xấu sau lưng người khác.

Xem đáp án

1. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu vấn đề: “nói xấu sau lưng người khác” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

2. Thân bài:

- Khái niệm nói xấu sau lung người khác: là hành động chỉ ra khuyết điểm của người khác một cách lén lút với mục đích xấu; thậm chí dèm pha, bôi xấu, bóp méo hình ảnh của đối tượng được nhắc đến, nhằm hạ bệ họ, thỏa mãn nhu cầu vị kỉ cá nhân,...

- Biểu hiện nói xấu sau lưng người khác:

+ Người dựng chuyện, nói xấu xuất hiện ở mọi nơi, người ta soi mói những điểm yếu, những sai lầm của người khác, sợ hãi người đó hơn mình.

+ Luôn dòm ngó, nghe ngóng, thu thập “chuyện lạ bốn phương”, và đôi khi cần phải “sáng tạo”, thêm thắt cho thêm phần kịch tính, đậm đà… chứng tỏ mình là người sâu sắc hiểu biết...

- Nguyên nhân nói xấu sau lưng người khác:

+ Hạ thấp người khác để đưa mình lên

+ Buôn chuyện là sở thích.

- Tác hại của việc nói xấu sau lưng người khác:

+ Khiến cho bạn trở thành người đố kị

+ Việc bạn dựng chuyện, nói xấu người khác , xét nét, săm soi thói hư tật xấu của người khác là một hình thức để tự thỏa mãn bản thân nhưng chắc chắn sẽ làm tổn thương người khác.

+ Hủy hoại lòng tin: Nói xấu chỉ khiến bạn bị xa lánh và càng ngày uy tín của bạn sẽ bị giảm sút vì những người thực sự biết chọn bạn mà chơi chắc chắn sẽ không chơi với những người hay nói xấu.

+ Giảm năng suất, hiệu quả công việc: Khi bạn dành quá nhiều thời gian vào việc nói xấu người khác, nói xấu đối thủ thì sẽ còn ít thời gian để mà nâng cao và hoàn thiện bản thân.

+ Chứng tỏ bạn quá rảnh rỗi

- Giải pháp khắc phục tình trạng nói xấu sau lưng người khác

+ Đề cao, tôn trọng, thừa nhận điểm mạnh của người khác.

+ Khoan dung, rộng lượng, góp ý bằng tấm lòng chân thành, tinh thần xây dựng, họ sẽ có động lực để vượt lên chính mình.

+ Thay vì dành thời gian đi nói xấu người khác thì bạn hãy tập trung vào nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị đích thực cho bản thân mình: tăng độ uy tín của bản thân; tăng sự thiện cảm trong mắt của mọi người xung quanh và hơn nữa…

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Thói xấu nói xấu sau lưng, dựng chuyện là một hiện tượng xấu trong xã hội hiện đại nhất là ở độ tuổi “teen” cần được xóa bỏ. Đừng để tật nói xấu sau lưng trở thành vật cản trong hành trình đến với thành công của bạn.

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về nói xấu sau lưng, biết cố gắng học tập vươn lên khẳng định mình; sắn sàng vạch trần bộ mặt của những kẻ hay nói xấu dựng chuyệntuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.


Bắt đầu thi ngay