Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 10)

  • 2416 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

22/07/2024
Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
Xem đáp án

- “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.

- Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

Câu 3:

22/07/2024
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Con không…” ?
Xem đáp án

Tác dụng:

+ Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.

+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ

Câu 4:

23/07/2024

Anh/chị hiểu thế nào về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”
Xem đáp án
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.

Câu 5:

22/07/2024

Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?

Xem đáp án
Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Câu 6:

22/07/2024

Anh/ Chị nhận biết được những thông điệp nào từ bài thơ? Những thông điệp đó gợi liên tưởng đến truyền thống đạo lí nào của dân tộc? Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng chủ đề với bài thơ trên

Xem đáp án

Bài thơ chứa đựng nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc: sự cảm thông, chia sẻ; lòng nhân ái và tình người âm áp, bao dung… Học sinh có thê liên hệ vói truyên thống đạo lí của dân tộc được thể hiện qua các câu tục ngữ, ca dao như:

– Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày.

– Hơn nhau tấm áo manh quần/ Thả ra bóc trần ai cũng như ai.

– Bầu ơi thương lẩy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

– Thương người như thể thương thân.

– Của cho đi là của đế dành…

Câu 7:

22/07/2024

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.

Xem đáp án

a. Mở bài:

+ Giới thiệu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai” là câu nói ai trong chúng ta cũng đã từng nghe và bắt gặp ít nhất một lần. Nội dung chính là nhắc nhở mỗi người thực hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh trì hoãn.

+ Nêu vấn đề: “Thói quen trì hoãn” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

b. Thân bài:

- Khái niệm trì hoãn trong mọi việc là gì?

+ Trì hoãn: kéo dài, làm gián đoạn tiến độ. Trì hoãn công việc là chần chừ, chậm trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu.

+ Đây là một trong những thói quen không tốt.

- Biểu hiện của thói quen trì hoãn:

+ Trì hoãn công việc có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ, từ đôi ba phút lần lữa hay từ suy nghĩ “để mai làm cũng được”. Trên thực tế, rất ít người có thể nhận ra những mình đang trì hoãn công việc. Theo đó, bạn sẽ là người có thói quen trì hoãn công việc khi có một trong những biểu hiện dưới đây:

+ Không thực hiện công việc đã đặt ra theo lộ trình ban đầu.

+ Sẵn sàng gác lại công việc bởi những thứ không liên quan như phim ảnh, game,…

+ Có khả năng, điều kiện thực hiện công việc ngay lập tức nhưng thoái thác, chậm trễ.

+ Thường xuyên chậm deadline và có nhiều công việc tích tụ.

- Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn:

+ Do bạn chưa thực sự tập trung và hết mình với công việc: chưa có ý thức sắp xếp, phân bố thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp lề mề và coi việc chậm trễ là việc bình thường

+ Do xảy ra những việc biến động ngoài ý muốn mà chính bạn không lường trước được thì sẽ có thể làm gián đoạn buộc phải trì hoãn công việc

+ Do thói quen xấu khác (lười biếng, quyết tâm không cao, nuông chiều bản thân quá mức, dễ bị phân tâm bởi nhiều thứ khác ngoài công việc) khiến bạn cứ trì hoãn việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của việc khác, kế hoạch khác và không thể hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn

+ Do bạn thấy mình quá mệt mỏi, chán nản và không muốn thực hiện công việc theo kế hoạch.

+ Do bạn không biết bắt đầu công việc từ đâu nhưng không tìm hướng giải quyết.

+ Do bạn đã đánh giá sai về tính chất, thời gian cần thực hiện công việc.

+ Có thể do bạn quá chủ quan, quá tự tin vào khả năng bản thân và lãng phí thời gian.

+ Do bạn đó thói quen trì hoãn từ lâu nhưng không nhận ra và khắc phục.

+ Do bạn chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.

- Tác hại của thói quen trì hoãn: Trì hoãn công việc một lần có thể không sao nhưng nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều, trước là bản thân bạn và sau là những người xung quanh.

+ Gây lãng phí thời gian:  Thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn thì có thể làm thêm bao nhiêu công việc bổ ích nữa. Ngược lại, nếu luôn ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bạn không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ vô số việc quan trọng cần thực hiện. 

+ Đánh mất nhiều cơ hội:  Đánh mất những cơ hội quý báu cũng là một trong những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra. Theo đó, trong khoảng thời gian người khác đã hoàn thành công việc và nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thì bạn mới khởi động. Và tất nhiên, khi họ về đích bạn mới đi được một phần nhỏ của hành trình.

+ Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác: Sự sai lệch về thời gian do trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác. Nói như vậy bởi không ai có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, để có được niềm tin từ người khác là điều vô cùng khó. Do vậy, hãy trân trọng và đừng bao giờ để mọi người lo lắng, e ngại mỗi khi giao cho bạn bất kỳ công việc gì.

- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề:  Trì hoãn là một thói quen xấu và cần được bạn nhận thức/xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thói quen trì hoãn trong mọi việc, biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên để quản lí tốt thời gian và hình ảnh bản thân; cố gắng phấn đấu vươn lên để tự khẳng định những giá trị đích thực, bền vững… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.


Bắt đầu thi ngay