Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (Có đáp án)

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (Có đáp án)

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (Có đáp án)

  • 255 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/07/2024

Vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật nhiệm vụ gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người


Câu 2:

18/07/2024

Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A
Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm mô trường, tai nạn, bệnh tật là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.


Câu 3:

21/10/2024

Vì sao trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

Khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vì mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Như vậy khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

→ D đúng.A,B,C sai.

* CUỘC CÁCH MẠNG  KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với  khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

3. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX


Câu 4:

30/08/2024

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay), mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.

=> Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.

C đúng 

- A sai vì nhiều phát minh kỹ thuật có thể dựa trên các nghiên cứu khoa học trước đó và không phải lúc nào kỹ thuật cũng dẫn dắt nghiên cứu khoa học. Sự phát triển trong một lĩnh vực có thể đồng thời diễn ra và hỗ trợ lẫn nhau.

- B sai vì trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000, khoa học và kỹ thuật thường hỗ trợ lẫn nhau và phát triển đồng bộ. Kỹ thuật mới thường được ứng dụng từ các nghiên cứu khoa học, và khoa học thường dựa trên các nhu cầu kỹ thuật.

- D sai vì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000 có sự đóng góp quan trọng từ nhiều quốc gia khác nhau. Nhiều phát minh và tiến bộ kỹ thuật cũng xuất phát từ châu Âu, Nhật Bản, và các khu vực khác.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000 cho rằng thời gian từ tự phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn là đúng, vì trong giai đoạn này, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật gia tăng nhanh chóng. Sự ra đời của các công nghệ mới như máy tính, viễn thông, và internet đã làm cho quá trình chuyển giao công nghệ từ lý thuyết đến thực tiễn trở nên nhanh hơn. Sự tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), cùng với sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sự hợp tác giữa các ngành, đã rút ngắn thời gian này, thúc đẩy sự đổi mới và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.


Câu 5:

16/07/2024

Lí do tại sao giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại lại được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ?

Xem đáp án

Đáp án D
Trong giai đoạn hai (từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng từ năm 1973 đến nay), cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học- công nghệ.


Câu 6:

19/07/2024

Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

Xem đáp án

Đáp án A

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay.

- Nếu như các phát minh lớn của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như: máy hơi nước, máy phát điện… chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người phát minh không phải những nhà khoa học mà là những người lao động trực tiếp.

- Thì những phát minh của khoa học - công nghệ có nguồn gốc từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Đầu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn lại.


Câu 7:

20/07/2024

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm xuất hiện xu thế nào từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?

Xem đáp án

Đáp án A
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa tới sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 của thế kỉ XX.…


Câu 8:

16/07/2024

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như một bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng,… Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã đem lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại.

Các đáp án B, C, D là tác động không phải ý nghĩa


Câu 9:

17/07/2024

Loại vũ khí nào sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?

Xem đáp án

Đáp án A
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…


Câu 10:

23/07/2024

Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay mang lại những tác động tiêu cực, trong đó quan trọng nhất là sự đe dọa hủy diệt của những loại vũ khí hiện đại và vấn nạn ô nhiễm môi trường. Vì thế, để hạn chế những tác động tiêu cực này, các nước cần phải tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt


Câu 11:

22/07/2024

Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D
Việc chế tạo ra những công cụ sản xuất mới đặc biệt là hệ thống máy tự động đã giúp thay thế sức lao động của con người trong các ngành sản xuất vật chất. Do đó cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tăng lao động trong ngành dịch vụ và phi sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.


Câu 12:

18/07/2024

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là?

Xem đáp án

Đáp án A
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như một bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới. Góp phần làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.


Câu 13:

17/07/2024

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước


Câu 14:

09/01/2025

Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

→ B đúng 

- A sai vì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại chú trọng vào sự phát triển của khoa học cơ bản, trong khi cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX tập trung vào ứng dụng kỹ thuật và sản xuất công nghiệp.

- B sai vì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại không chỉ dựa vào sản xuất mà còn chú trọng vào nghiên cứu khoa học cơ bản và các phát minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ giới hạn trong công nghiệp.

- D sai vì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại có nhiều đột phá do nghiên cứu khoa học cơ bản và sự phát triển của các lĩnh vực mới, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà còn mở rộng khả năng sáng tạo và khám phá.

Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại (giữa thế kỷ XX đến nay) và cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX là mọi phát minh kỹ thuật trong cuộc cách mạng hiện đại đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

  1. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX:

    • Các phát minh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của con người và nhu cầu sản xuất, như máy hơi nước của James Watt, phát triển ngành dệt, và luyện kim.
  2. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại:

    • Đặc trưng nổi bật là sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học và kỹ thuật. Mọi tiến bộ kỹ thuật đều xuất phát từ nghiên cứu khoa học cơ bản. Ví dụ, lý thuyết về bán dẫn dẫn đến việc phát minh ra mạch vi xử lý, hoặc nghiên cứu về di truyền học ứng dụng trong công nghệ sinh học.
  3. Kết quả và ảnh hưởng:

    • Cuộc cách mạng hiện đại không chỉ cải tiến sản xuất mà còn thay đổi mọi lĩnh vực đời sống xã hội như y tế, thông tin, năng lượng, và môi trường.

Kết luận:

Sự khởi nguồn từ nghiên cứu khoa học là điểm khác biệt cơ bản, giúp cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại có sức phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn so với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX.


Câu 15:

20/07/2024

Điểm khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 1 (thế kỉ XVII - XVIII): các phát minh chủ yếu từ thực tiễn sản xuất.

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay): khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học gắn liền với kỹ thuật, mở đường sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp


Câu 16:

20/07/2024

Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.


Câu 17:

21/07/2024

Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của

Xem đáp án

Đáp án D
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 18:

23/07/2024

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?

Xem đáp án

Đáp án A
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người


Câu 19:

21/07/2024

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã phát triển qua mấy giai đoạn?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã phát triển qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Giai đoạn thứ hai là từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.


Câu 20:

16/07/2024

Giai đoạn thứ hai của cuộc cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật còn được gọi là khoa học - công nghệ vì

Xem đáp án

Đáp án C

Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai còn được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.


Câu 21:

18/07/2024

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…


Câu 22:

16/07/2024

Sự kiện nào dưới đây đã gây chấn động lớn trong dư luận thế giới?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính


Câu 23:

16/07/2024

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động như thế nào đến nền văn minh nhân loại?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Do đó, nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới- “văn minh thông tin”.


Câu 24:

13/09/2024

Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

-Hình thành xu hướng liên kết khu vực và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước,phản ánh không đúng tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.vì

+ Động lực chính của xu hướng này là kinh tế và chính trị, không phải chủ yếu từ khoa học - công nghệ.

+ Công nghệ hỗ trợ giao lưu, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành các liên kết khu vực hay hợp tác hữu nghị.

+ Liên kết khu vực thường xuất phát từ nhu cầu chiến lược về phát triển và an ninh của các quốc gia hơn là từ tiến bộ công nghệ.

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như: Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó, dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực,… hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

→ D đúng.A,B,C sai.

* CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

3. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 

 


Câu 25:

23/11/2024

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.

 Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

- Bên cạnh đó cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

→ D đúng.A,B,C sai

* Tìm hiểu thêm về "Nguồn gốc và đặc điểm"

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với  khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

*Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 

Câu 26:

21/07/2024

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), vật liệu mới với những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.


Câu 27:

19/07/2024

Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án B

Trước sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới thay thế như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, nguyên tử…


Câu 28:

16/07/2024

Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

Xem đáp án

Đáp án B

Một thiết bị máy tính điện tử có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác, được xem như “trung tâm thần kinh kĩ thuật”. Nó chứa sẵn hoặc lưu trữ thêm dữ liệu với mức độ cao, có thể thay thế con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục.


Câu 29:

28/12/2024

Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D
Khoa học nghiên cứu các quy luật tự nhiên, từ đó ứng dụng vào sản xuất. Kỹ thuật dựa trên nền tảng khoa học để cải tiến công cụ, phương pháp, thúc đẩy sản xuất phát triển.

→ D đúng 

- A, B, C sai vì khái niệm "khoa học đi trước, mở đầu cho kỹ thuật" nhấn mạnh vào vai trò dẫn đường của khoa học trong ứng dụng thực tiễn, còn công nghệ là bước sau cùng áp dụng vào sản xuất.

Nhận định "khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kỹ thuật, đến lượt mình kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất" phản ánh mối quan hệ chặt chẽ và tuần hoàn giữa khoa học, kỹ thuật, và sản xuất.

  1. Khoa học mở đầu cho kỹ thuật: Những khám phá khoa học cơ bản cung cấp kiến thức nền tảng để phát triển các ứng dụng kỹ thuật. Ví dụ, hiểu biết về điện tử học dẫn đến sự phát triển của các thiết bị điện tử.
  2. Kỹ thuật thúc đẩy sản xuất: Khi kỹ thuật phát triển, nó tạo ra các công cụ, máy móc, và công nghệ mới, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Ví dụ, kỹ thuật cơ khí giúp tạo ra máy móc hiện đại phục vụ ngành công nghiệp.
  3. Sự tuần hoàn: Thành tựu trong sản xuất lại đặt ra những yêu cầu mới, thúc đẩy khoa học tiếp tục nghiên cứu và kỹ thuật tiếp tục cải tiến.

Mối quan hệ này thể hiện tính gắn kết chặt chẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nơi khoa học, kỹ thuật, và sản xuất không ngừng bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau.


Câu 30:

28/08/2024

Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nó thúc đẩy nhu cầu cải tiến và đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề xã hội. Sự gia tăng yêu cầu về tiện nghi, hiệu suất, và hiệu quả đã dẫn đến những phát triển đột phá trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

C đúng 

- A sai vì cuộc cách mạng này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người, chứ không chỉ bởi các cuộc đua vũ trang. Mặc dù chạy đua vũ trang thúc đẩy phát triển công nghệ quân sự, nhưng động lực chính vẫn là nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề xã hội.

- B sai vì cuộc cách mạng này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Các yếu tố như yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề xã hội đã đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển công nghệ.

- D sai vì cuộc cách mạng này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Dù kế thừa công nghệ cũ là quan trọng, động lực chính vẫn là cải thiện chất lượng cuộc sống và giải quyết các thách thức mới.

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

- Trong cách mạng KH - KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay.

- Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH - KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí,... cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,...


Câu 31:

13/12/2024

Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

+ Giai đoạn 1:chủ yếu là các thành tựu khoa học cơ bản.

+ Giai đoạn 2:chủ yếu diễn ra về công nghệ, với sự ra đời của hàng loạt các thành tựu có ý nghĩa to lớn,với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới,vật liệu mới,dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học ...Đưa đến những biến đổi sâu sắc của nền văn minh nhân loại.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Mở rộng:

CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

3. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 

 


Bắt đầu thi ngay