Trang chủ Lớp 9 Hóa học Bộ đề kiểm tra học kì 2 Hóa học 9 có đáp án

Bộ đề kiểm tra học kì 2 Hóa học 9 có đáp án

Bộ đề kiểm tra học kì 2 Hóa học 9 có đáp án ( đề 6)

  • 1420 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/07/2024

Natri có thể phản ứng với

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đáp án A sai. Vì natri không tác dụng được với benzen.

Đáp án C sai. Vì natri không tác dụng được với metan, protein, polime.

Đáp án D sai. Vì natri không tác dụng được với protein, benzen.


Câu 2:

23/07/2024

Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2O+2H2

Theo phương trình, ta có:

nCO2=nCH4=0,25molVCO2=nCO2.22,4=0,25.22,4=5,6lit


Câu 3:

17/07/2024

Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương trình thủy phân chất béo trong môi trường axit:

RCOO3C3H5+3H2OAxittoC3H5OH3+3RCOOH


Câu 4:

16/07/2024

Nước clo có tính tẩy màu vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 5:

22/07/2024

Chất X là một gluxit có phản ứng thủy phân:X+H2OAxittoY+Z . X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C12H22O11Saccarozo+H2OtoaxitC6H12O6Glucozo+C6H12O6Fructozo


Câu 6:

16/07/2024

Cho 1 mol Ca(OH)2 phản ứng với 1 mol CO2. Muối được tạo thành là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét tỉ lệ: 2nCaOH2nCO2=2.11=2 Phản ứng tạo muối trung hòa CaCO3.


Câu 7:

17/07/2024

Để phân biệt các dung dịch: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Ta có thể dùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Dùng quỳ tím để nhận biết axit axetic vì ã làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Dùng dung dịch AgNO3/NH3 để nhận biết hai dung dịch còn lại. Dung dịch AgNO3/NH3tạo kết tủa màu sáng bạc với dung dịch glucozơ. Còn khi cho dung dịch AgNO3/NH3 vào rượu etylic thì không có hiện tượng xảy ra.

Phương trình phản ứng:C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag


Câu 8:

21/07/2024

Hidrocacbon sau khi đốt sinh ra nhiều muội than là

Xem đáp án

Khi đốt cháy benzen ngoài CO2 và H2O người ta còn thu được C (muội than)

Chọn D


Câu 9:

16/07/2024

Phương trình hóa học viết không đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đáp án C sai. Vì axit axetic không tác dụng với kim loại Cu (kim loại đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học)


Câu 10:

23/07/2024

Muốn điều chế 20 ml rượu etylic 60o thì thể tích rượu etylic nguyên chất và thể tích nước cần dùng lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

Độ rượu =VC2H5OHVdd  ruou.100

VC2H5OH20.100=60VC2H5OH=60.20100=12ml

Thể tích nước cần dùng là: 20 – 12 = 8 (ml)

Vậy thể tích rượu etylic nguyên chất và thể tích nước cần dùng lần lượt là 12 ml và 8 ml. 


Câu 11:

16/07/2024

Để khắc chữ lên thủy tinh người ta thường dùng dung dịch

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì thành phần chính của thủy tinh là SiO2, mà SiO2 lại tác dụng được với HF nên người ta dùng HF đẻ khắc chữ lên thủy tinh.

Phương trình phản ứng:

4HF+SiO2SiF4+2H2O


Câu 12:

16/07/2024

X có điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

X có điện tích hạt nhân là 13+ nên X ở ô thứ 13.

X có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3.

Lớp ngoài cùng có 3 electron nên X thuộc nhóm III.


Câu 13:

16/07/2024

Khí Y có thành phần % về khối lượng của nguyên tố cacbon trong hợp chất là 85,7%. Y là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

%mCCH4=mC.100%MCH4=12.1.100%16=75%%mCCH3Cl=mC.100%MCH3Cl=12.1.100%50,5=23,8%%mCC2H4=mC.100%MC2H4=12.2.100%28=85,7%%mCC2H5Cl=mC.100%MC2H5Cl=12.2.100%64,5=37,2%

Ta thấy khí C2H4 có thành phần % về khối lượng của nguyên tố cacbon trong hợp chất là 85,7(%).


Câu 14:

20/07/2024

Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình phản ứng:

2CH3COOH+ZnCH3COO2Zn+H2

Ta có:

nZn=mZnMZn=6,565=0,1molnH2=nZn=0,1molVH2=nH2.22,4=0,1.22,4=2,24lit


Câu 16:

16/07/2024

Chỉ được dùng phenolphtalein hãy nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn sau:

KOH, KCl, H2SO4, BaCl2.

Xem đáp án

Trích mẫu thử vào ống nghiệm, lần lượt đánh số thứ tự (1), (2), (3), (4).

Cho phenolphtalein vào các mẫu thử trên, dung dịch nào làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng chứng tỏ dung dịch đó là KOH.

Vậy nhận biết được dung dịch KOH.

Lấy dung dịch (KOH + phenolphtalein) ở trên cho vào ba mẫu thử còn lại. Mẫu nào làm mất màu hồng của dung dịch chứng tỏ mẫu đó là H2SO4. Vì khi đó H2SO4 đã tác dụng hết với KOH nên màu hồng của phenolphtalein cũng không còn.

Phương trình phản ứng:

H2SO4+2KOHK2SO4+2H2O

Vậy nhận biết được dung dịch H2SO4.

Lấy dung dịch H2SO4 vừa nhận biết được ở trên cho tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Ở ống nghiệm nào sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng chúng tỏ ống nghiệm đó chứa dung dịch BaCl2.

Phương trình phản ứng:

H2SO4+BaCl2BaSO4+2HCl

Vậy nhận biết được dung dịch BaCl2.

Do đó ống nghiệm còn lại chứa dung dịch KCl.


Câu 17:

16/07/2024

Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 47,1 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.

Xem đáp án

nC6H5Br=mC6H5BrMC6H5Br=47,112.6+1.5+80=47,1157=0,3mol

Phương trình hóa học của phản ứng thế giữa benzen và brom là:

C6H6+Br2toFeC6H5Br+HBr

Theo phương trình hóa học, số mol của benzen phản ứng là:

nC6H6phan  ung=nC6H5Br=0,3mol

Mà hiệu suất của phản ứng là 80% nên số mol benzem ban đầu là:

nC6H6ban  dau=0,3.10080=0,375molmC6H6ban  dau=nC6H6ban  dau.MC6H6=0,375.78=29,25gam

Vậy khối lượng của benzen cần dùng là 29,25 (gam)


Câu 18:

20/07/2024

Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp A gồm khí metan, axetilen và etilen, ta thu được 26,4 gam CO2. Mặt khác khi cho hỗn hợp A đi qua dung dịch brom dư thì có 48 gam brom phản ứng. Tính thành phần % theo thể tích của mỗi chất khí có trong hỗn hợp.

Xem đáp án

Ta có:

nCO2=mCO2MCO2=26,444=0,6molnBr2=mBr2MBr2=48160=0,3mol

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của CH4, C2H2 và C2H4 ta có:

CH4+2O2toCO2+2H2O1    x                                 x2C2H2+5O2to4CO2+2H2O2       y                                    2yC2H4+3O2to2CO2+2H2O3    z                                      2z

Khi cho hỗn hợp A đi qua dung dịch brom dư thì chỉ có axetilen và etilen tác dụng với dung dịch brom theo phương trình phản ứng:

C2H2+2Br2C2H2Br44C2H4+Br2C2H4Br25

Theo đề bài ta có:

mCH4+mC2H2+mC2H4=mhhnCH4.MCH4+nC2H2.MC2H2+nC2H4.MC2H4=8,6gamx.16+y.26+z.28=8,6*

Mặt khác, ta có:

nCO2=nCO21+nCO22+nCO23=x+2y+2z=0,6**nBr2=nBr24+nBr25=2y+z=0,3***

Từ (*), (**) và (***) ta có hệ phương trình:

16x+26y+28z=8,6x+2y+2z=0,62y+z=0,3x=0,02y=0,01z=0,01

nCH4=0,02molnC2H2=nC2H4=0,01mol

Thành phần % theo thể tích cũng chính là thành phần % theo số mol.

%nCH4=nCH4nCH4+nC2H2+nC2H4.100%=0,020,02+0,01+0,01.100%=50%%nC2H4=nC2H4nCH4+nC2H2+nC2H4.100%=0,010,02+0,01+0,01.100%=25%%nC2H2=100%%nCH4+%nC2H4=100%50%+25%=25%


Câu 19:

22/07/2024

a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32 gam oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4 gam chất rắn. Biết khối lượng mol của oxit sắt là 160 gam/mol.

b) Chất khí sinh ra được hấp thu hoàn toàn bằng dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Xem đáp án

Gọi công thức của oxit sắt là FexOy.

Gọi a là số mol của oxit sắt.

Phương trình phản ứng: FexOy+yCOtoxFe+yCO2     a                                     a.x

Chất rắn thu được là Fe.

Theo đề bài ta có:

160.a = 32 (1)

a.x.56 = 22,4 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

160.a=3256.a.x=22,4a=0,2x=2

Ta có khối lượng mol của oxit sắt là:

56.x+16.y=16056.2+16.y=160y=3

Vậy công thức của oxit sắt là Fe2O3.

Fe2O3+3COto2Fe+3CO2

Theo phương trình phản ứng trên, ta có số mol của CO2 là:

nCO2=3.nFe=3.0,2=0,6mol

Phương trình phản ứng:

CO2+CaOH2CaCO3+H2OnCaCO3=nCO2=0,6molmCaCO3=nCaCO3.MCaCO3=0,6.100=60gam

Vậy khối lượng kết tủa thu được là 60 gam.


Bắt đầu thi ngay