Bài tập Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt có đáp án
Bài tập Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt có đáp án
-
122 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Vì sao phải xử lí chất thải trồng trọt? Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được không? Có những cách nào để biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích?
* Lí do phải xử lí chất thải trồng trọt: vì nó sẽ gây ô nhiễm môi trường.
* Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được.
* Những cách để biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích:
- Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
- Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt
Câu 2:
23/07/2024Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh? Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa gì?
* Những loại chất thải trồng trọt có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh: rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê, …
* Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa:
+ Bảo vệ môi trường
+ Tạo phân bón chất lượng phục vụ trồng trọt
Câu 3:
13/07/2024Nếu chất thải trồng trọt không được thu gom, xử lí thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, con người và hệ sinh thái?
Nếu chất thải trồng trọt không được thu gom, xử lí thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường, con người và hệ sinh thái:
- Chất độc trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón:
+ Ức chế quá trình sinh trưởng, giảm năng suất cây trồng
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Hoạt động trong trồng trọt:
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất, nước
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Ô nhiễm thứ cấp
- Hoạt động đốt phần thừa của cây trồng:
+ Khói bụi làm ô nhiễm môi trường
+ Ảnh hưởng sức khỏe con người và vật nuôi
Câu 4:
25/06/2024Đọc nội dung mục II và cho biết lợi ích của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt?
Lợi ích của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt:
+ Tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa
+ Trâu bò ăn nhiều hơn
+ Năng suất cao hơn
+ Bảo quản thức ăn lâu hơn
Câu 5:
22/07/2024Quan sát Hình 27.3 và mô tả tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.
Mô tả tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.
+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Nhặt sạch và nghiền nhỏ chất thải trồng trọt; mật rỉ đường hoặc cám ngô, cám gạo; muối ăn; chế phẩm vi sinh vật.
+ Bước 2: Trộn nguyên liệu
Các nguyên liệu bước 1 trộn theo tỉ lệ
+ Bước 3: Ủ nguyên liệu
- Ủ bằng túi ủ: Cho nguyên liệu vào túi, buộc dây, ghi thời gian và đưa vào nơi bảo quản.
- Ủ với hố ủ: Lót hố, cho nguyên liệu vào ủ.
Sau 1 tháng có thể sử dụng
Câu 6:
29/06/2024Tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.
* Tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt:
+ Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
+ Bước 2: Xử lí nguyên liệu
+ Bước 3: Ủ nguyên liệu
+ Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ
+ Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật
* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em: gia đình và địa phương em thực hiện quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt theo 5 bước trên.
Câu 7:
14/07/2024Tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt. Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa gì?
* Tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt
+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
+ Bước 2: Trộn nguyên liệu
+ Bước 3: Ủ nguyên liệu
* Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa:
+ Tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa
+ Trâu bò ăn nhiều hơn
+ Năng suất cao hơn
+ Bảo quản thức ăn lâu hơn
Câu 8:
16/07/2024Hãy đề xuất quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em?
Đề xuất quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em:
+ Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
+ Bước 2: Xử lí nguyên liệu
+ Bước 3: Ủ nguyên liệu
+ Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ
+ Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 27. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt có đáp án (271 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 5. Giá thể trồng cây có đáp án (1017 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 12. Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng có đáp án (1015 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 3. Giới thiệu về đất trồng có đáp án (889 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 8. Sử dụng và bảo quản phân bón có đáp án (747 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 11. Khái niệm và vai trò của giống cây trồng có đáp án (612 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 4. Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng có đáp án (537 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 18. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có đáp án (533 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16. Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ có đáp án (533 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 9. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón có đáp án (499 lượt thi)
- Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 19. Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt có đáp án (408 lượt thi)