Bài tập Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án
Bài tập Tri thức lịch sử và cuộc sống có đáp án
-
103 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
- Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Hiểu biết về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.
Câu 2:
15/07/2024Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
- Mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai:
+ Quá khứ, hiện tại và tương lai không tách biệt nhau mà luôn luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau.
+ Quá khứ giúp con người hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai.
+ Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng những gì quá khứ để lại.
- Giá trị những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:
+ Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tri thức lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
+ Tri thức lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
Câu 3:
13/07/2024Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc?
- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo về:
+ Thời gian và kết quả của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (điều đó được thể hiện ở chi tiết:“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn (…). Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta”.
+ Ngày đất nước thống nhất: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
+ Mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
- Đồng thời, chủ tịch Hồ Chí Minh phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 4:
15/07/2024Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
- Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời, vì:
+ Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
+ Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.
+ Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
+ Giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng; nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…
Câu 5:
28/10/2024Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin sử liệu?
* Trả lời:
- Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử.
- Khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin sử liệu vì:
+ Các nguồn sử liệu giúp nhà nghiên cứu tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ và chính xác.
+ Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu nghiên cứu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện; sau đó mới giải thích và đánh giá về sự kiện
+ Thông qua việc thu thập thông tin sử liệu, chúng ta sẽ có những phát hiện mới để làm giàu có và phong phú hơn kho tàng tri thức nhân loại.
* Mở rộng:
Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
- Thu thập sử liệu:
+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…
+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…
- Xử lí thông tin và sử liệu:
+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được
+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử
+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu
+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 6:
18/07/2024Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn.
* Tri thức lịch sử: sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991.
* Bài học lịch sử được vận dụng vào thực tiễn:
- Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đoàn kết được toàn dân tộc.
- Học tập và vận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến, nắm bắt và hòa nhập với xu thế của thời đại.
- Tập trung phát triển kinh tế một cách toàn diện, ưu tiên phát triển những ngành Việt Nam có thế mạnh.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, có chính sách phù hợp với các thế lực thù địch trong, ngoài nước. Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Câu 7:
22/07/2024Tri thức lịch sử có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh.
* Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ:
- Vai trò:
+ Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
+ Hiểu biến về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ)
- Ý nghĩa:
+ Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
+ Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.
Câu 8:
22/07/2024Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.
* Tìn hiểu về di tích lịch sử: Địa đạo Củ Chi
- Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) được hình thành từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Từ năm 1961, địa đạo được chọn là nơi các đồng chí lãnh đạo sống và làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Sài Gòn - Gia Định và là nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Giá trị của khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi:
- Địa đạo Củ Chi trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố Hồ Chí Minh khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn.
- Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ.
- Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo