Bài tập trắc nghiệm Sinh lí thực vật có đáp án (mức độ thông hiểu - vận dụng)
Bài tập trắc nghiệm Sinh lí thực vật có đáp án (mức độ thông hiểu - vận dụng) đề 2
-
739 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Trong các quá trình sau, có bao nhiêu quá trình diễn ra ở cả thực vật C3 và thực vật C4?
(1) Quang phân li nước giải phóng oxi.
(2) Tổng hợp ATP và NADPH.
(3) Cố định CO2 theo chu trình Calvin.
(4) Pha sáng diễn ra trên màng tilacôit.
(5) Lục lạp của tế bào mô giậu tổng hợp chất trung gian có 4 cácbon.
Chọn B.
Giải chi tiết:
Ý không xảy ra ở quang hợp của thực vật C3 là (5), chất trung gian được tạo ra có 3 carbon
Câu 2:
20/07/2024Loại enzyme nào dưới đây có khả năng cố định nitơ phân tử thành NH4+?
Chọn C.
Câu 3:
22/07/2024Ở thực vật C3, quá trình quang hợp cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho cây được thực hiện ở nhóm tế bào nào dưới đây?
Chọn A.
Câu 4:
20/07/2024Để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật, một học sinh đưa một cây vào chuông thủy tinh có nồng độ CO2ổn định và tiến hành điều chỉnh cường độ chiếu sáng. Sau một thời gian làm thí nghiệm, đo các thông số, học sinh viết vào nhật kí thí nghiệm các nội dungsau:
I. Ở điểm bù ánh sáng, không có sự tích lũy chất hữu cơ.
II. Tính từ điểm bù ánh sáng, cường độ chiếu sáng tăng dần thì lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá tăng.
III. Thay đổi cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá.
IV. Trong mọi trường hợp, tăng cường độ chiếu sáng sẽ dẫn đến tăng năng suất quang hợp.
Số ghi chú chính xác là:
Chọn A.
I đúng, Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà Iquang hợp = Ihô hấp nên không có sự tích lũy chất hữu cơ.
II đúng, vì khi đó Iquang hợp> Ihô hấp
III đúng
IV sai, khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa ánh sáng (tại đó Iquang hợp đạt cực đại) thì Iquang hợp sẽ giảm
Câu 5:
22/07/2024Hoạt động của nhóm sinh vật nào dưới đây có thể chuyển nitrate (NO3-) thành amôn (NH4+) để phục vụ cho quá trình tổng hợp axit amin?
Chọn B.
Câu 6:
27/08/2024Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào dưới đây chính xác?
Đáp án đúng là: A
- Nước là nguồn cung cấp electron cho quá trình quang hợp xảy ra, khi tách electron từ nước, oxygen được giải phóng.
A đúng.
- B sai vì rubisco là enzyme cố định CO2, chuyển hóa 1,5 diP thành APG
- C sai vì “nước là chất cho electron và oxy là chất nhận electroncuối cùng” là diễn biến ở hô hấp không phải quang hợp
- D sai vì chỉ có ATP, NADPH tham gia vào pha tối còn khí O2 được giải phóng ra môi trường.
* Tìm hiểu "Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?"
Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp).
Pha sáng:
- Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
- Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:
2H2O → 4H+ + 4e + O2
- Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
-
Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH
Pha tối: sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp
- Con đường cố định CO2 ở thực vật C3:
- Con đường cố định CO2 ở thực vật C4:
- Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM
Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?
C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 7:
21/07/2024Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu sang hồng
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.
(4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là
Chọn D.
Thứ tự các bước là (3) → (1) → (2) → (4)
Câu 8:
23/07/2024Vì sao lại sử dụng hạt đang nảy mầm trong thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2?
Chọn D.
Giải chi tiết:
Vì hạt đang nảy mầm xảy ra quá trình hô hấp mạnh thải CO2
Câu 9:
20/07/2024Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau:
Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?
Chọn D.
Giải chi tiết:
Hạt nảy mầm xảy ra sự hô hấp mạnh tạo ra khí CO2 và cần khí oxi nhưng khí CO2 sẽ bị vôi xút hấp thụ, như vậy hạt nảy mầm hút khí O2 làm cho giọt nước màu di chuyển về phía trái
Chọn D
Câu 10:
20/07/2024Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
Chọn A.
Giải chi tiết:
Thí nghiệm trên ứng dụng hiện tượng quang gián đoạn (sử dụng ánh sáng chiếu trong đêm để ngăn cản cây ra hoa), cây đó phải thuộc nhóm cây ra hoa khi có đêm dài, ngày ngắn
Câu 11:
19/07/2024Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?
Chọn B.
Giải chi tiết:
Năng suất của cây C4 là cao nhất
Chọn B
Câu 12:
20/07/2024Nói về quá trình quang hợp ở thực vật, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1 – Sản phẩm cố định đầu tiên ở pha tối của thực vật CAM là hợp chất 4 cacbon.
2 – Pha tối ở thực vật C4 và thực vật CAM đều diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch.
3 – Cả 3 nhóm thực vật đều sử dụng chu trình Canvin để tổng hợp chất hữu cơ.
4 – Ở cùng nồng độ CO2 và cường độ chiếu sáng các nhóm thực vật có cường độ quang hợp như nhau.
5 – Thực vật C3 có hô hấp sáng nên năng suất thấp hơn so với thực vật C4.
Chọn A.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là 1,3,5
Ý 2 sai vì ở thực vật CAM chỉ có 1 loại lục lạp ( không có 2 loại như ở C4: mô giậu và bao bó mạch)
Ý 4 sai vì điểm bù, điểm bão hòa CO2 ở các nhóm thực vật là khác nhau nên ở cùng nồng độ CO2 và cường độ chiếu sáng các nhóm thực vật có cường độ quang hợp khác nhau
Câu 13:
23/07/2024Khi nói về quang chu kì ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng ?
Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng là C (SGK trang 144)
Câu 14:
20/07/2024Ở cây mía, giai đoạn quang hợp thực sự tạo C6H12O6, là giai đoạn nào sau đây?
Chọn A.
Giải chi tiết:
Ở thực vật C4 pha tối diễn ra ở 2 tế bào : tế bào mô giậu : cố định CO2 tạo thành sản phẩm đầu tiên AOA ; Tế bào bao bó mạch : trong đó có chu trình C3 tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 15:
22/07/2024Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo cơ chế thụ động có đặc điểm
I. các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
II. nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
III. không cần tiêu tốn năng lượng.
IV. các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
Phương án đúng là
Chọn C.
Giải chi tiết:
Cơ chế thụ động sẽ không tiêu tốn năng lượng và chiều vận chuyển theo gradient nồng độ: từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
Chọn C
Câu 16:
20/07/2024Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây là
Đáp án A
A. Đúng. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống giúp đảm bảo độ thoáng khí cho đất ngăn chặn sự hoạt động của vi sinh vật kị khí chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (làm đất mất nitơ); bón vôi cho đất chua giúp tạo môi trường pH thuận lợi cho quá trình chuyển hóa muối khoáng.
B. Sai. Trồng các loại cỏ dại thì cỏ dại sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây trồng.
C. Sai. Phải bón vôi cho đất chua chứ không phải đất kiềm.
D. Sai. Tháo nước ngập đất khiến môi trường đất trở nên yếm khí → không tạo thuận lợi cho sự chuyển hóa chất khoáng.
Câu 17:
02/08/2024Khi nói về sinh trưởng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật hai lá mầm.
II. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.
III. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của thân và rễ.
IV. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.
Đáp án đúng là: A
- Các phát biểu đúng là: I, IV
- Ý II sai, sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm
- Ý III sai, sinh trưởng thứ cấp là sự tăng về bề ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
Chọn A.
* Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
1. Sinh trưởng sơ cấp
- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng được khởi đầu do sự phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh, làm tăng chiều dài của thân và rễ.
- Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở phần thân non của cây Hai lá mầm.
- Ở cây Một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp có thể do sự phân chia của các tế bào mô phân sinh lỏng. Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên thân cây thường bé, bỏ mạch xếp rải rác, thời gian sống ngắn.
2. Sinh trưởng thứ cấp
- Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng theo chiều ngang, được khởi đầu do sự phân chia của các tế bào mô phân sinh bên, làm tăng dường kính của thân và rễ cây thân gỗ Hai lá mầm.
- Mô phân sinh bên gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng sinh vở tham gia tạo nên sinh trưởng thứ cấp.
+ Tầng phát sinh mạch dẫn nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài. Vòng tầng phát sinh mạch dẫn tạo nên mạch gỗ thủ cấp và mạch rây thứ cấp.
+ Tầng sinh vỏ nằm dưới lớp biểu mộ tạo nên vỏ cây bảo vệ thân cây khỏi sự mất nước và sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Giải SGK Sinh học 11 Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Câu 18:
20/07/2024Khi nói về sinh trưởng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu
Chọn B.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là B, hấp thụ khoáng có 2 hình thức là chủ động và thụ động (không tiêu tốn năng lượng)
Câu 19:
22/07/2024Khi thực hiện thao tác ghép cành, vì sao người ta cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
Chọn A.
Giải chi tiết:
Cắt bỏ hết lá ở cành ghép để hạn chế mất nước ở cành ghép
Câu 20:
20/07/2024Khi nói về hấp thụ nước của thực vật ở cạn, phát biểu nào sau đây sai?
Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là C, khi nồng độ oxi giảm, lông hút bị gãy, tiêu biến nên khả năng hút nước giảm
Câu 21:
23/07/2024Người ta đã tiến thành thí nghiệm để phát hiện hô hấp tạo ra khí CO2 qua các thao tác sau:
(1) Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh.
(2) Vì không khí đó chứa nhiều CO2 nên làm nước vôi trong bị vẩn đục.
(3) Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh.
(4) Cho đầu ngoài của ống thủy tinh hình chữ U đặt vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong.
(5) Nước sẽ đẩy không khí trong bình thủy tinh vào ống nghiệm.
(6) Sau 1,5 đến 2 giờ ta rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt.
Các thao tác thí nghiệm được tiến hành theo trình tự đúng là
Chọn A.
Giải chi tiết:
Trình tự thí nghiệm là:
(1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2)
Câu 22:
20/07/2024Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
Chọn B.
Câu 24:
22/07/2024Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
Chọn A.
Giải chi tiết:
Bình 1: 1kg hạt nhú mầm
Bình 2: 1kg hạt khô
Bình 3: 1 kg hạt nhú mầm đã luộc
Bình 4: 0,5kg hạt nhú mầm
Ở các bình có hạt nhú mầm có cường độ hô hấp sẽ lớn hơn hạt khô; hạt đã luộc sẽ không hô hấp vì hạt đã chết
Xét các phát biểu:
I sai, bình 3 các hạt đã chết, không hô hấp nên nhiệt độ không tăng
II đúng,
III đúng, vì các hạt nảy mầm hô hấp mạnh
IV sai, nồng độ O2 của bình 3 không đổi
Chọn A
Câu 25:
20/07/2024Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.
II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2.
III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.
Chọn D.
Giải chi tiết:
Các phát biểu là I,II,III
Ý IV sai vì pha tối không cung cấp glucose cho pha sáng
Chọn D