Trang chủ Lớp 10 Giáo dục thể chất Bài tập Phối hợp các kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu có đáp án

Bài tập Phối hợp các kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu có đáp án

Bài tập Phối hợp các kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu có đáp án

  • 263 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024

Thảo luận về ý nghĩa của việc phối hợp các kĩ thuật trong luyện tập môn Đá cầu.

Xem đáp án

Ý nghĩa của việc phối hợp các kĩ thuật trong luyện tập môn Đá cầu giúp:

- Giảm cân

Việc chạy theo quả cầu và dùng năng lượng để chuyển hướng cầu qua người khác, cơ thể bạn tiêu hao khá nhiều năng lượng. Nhờ vậy, môn đá cầu góp phần làm giảm lượng mỡ và năng lượng tích trữ để giảm cân, giúp than hình cân đối.

- Tăng chiều cao

Việc phải di chuyển liên tục trong lúc chơi đòi hỏi bạn phải vận động các khớp ở cổ chân, đùi, gối và cột sống. Điều này sẽ kích thích lớp sụn ở các đầu khớp và cải thiện chiều cao cho người chơi.

Bên cạnh đó, phần cơ bắp chân và cơ đùi của người chơi cũng có thêm điều kiện để trở nên dẻo dai và phản xạ nhanh nhạy

Thảo luận về ý nghĩa của việc phối hợp các kĩ thuật trong luyện tập môn Đá cầu. (ảnh 1)

 


Câu 2:

13/07/2024

Vận dụng các kĩ thuật và các điều luật đã học để tập luyện môn Đá cầu

Xem đáp án

Các em tự tập luyện các bài tập sau để luyện tập môn Đá cầu:

- Phối hợp đỡ cầu và chuyền cầu.

Vận dụng các kĩ thuật và các điều luật đã học để tập luyện môn Đá cầu (ảnh 1)

Hình 1. Sơ đồ tập luyện phối hợp đỡ cầu và chuyền cầu

- Phối hợp chuyền cầu từ đường chuyền của người hỗ trợ.

- Phối hợp tâng cầu và chuyền cầu theo nhiều hướng.

Vận dụng các kĩ thuật và các điều luật đã học để tập luyện môn Đá cầu (ảnh 2)

Hình 2. Sơ đồ tập luyện phối hợp tần cầu với chuyền cầu theo nhiều hướng

- Phối hợp đỡ cầu, tâng cầu một nhịp và chuyền cầu vào nhiều điểm trên sân.

- Phối hợp đỡ cầu, tâng cầu và chuyền cầu cao.

Vận dụng các kĩ thuật và các điều luật đã học để tập luyện môn Đá cầu (ảnh 3)

Hình 3. Sơ đồ tập đỡ cầu, tâng cầu và chuyền cầu cao


Câu 3:

21/07/2024

Vận dụng các kĩ thuật trong đá cầu trong thực tế thi đấu môn Đá cầu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày.

Xem đáp án

Các em tự vận dụng các kĩ thuật trong đá cầu trong thực tế thi đấu môn Đá cầu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày.

Trong thi đấu Đá cầu:

- Tổ chức thi đấu đá cầu với các điều kiện biến đổi: thi đấu 4-4 người, thi đấu với điểm số quy định, thi đấu với thời gian quy định, thi đấu hạn chế kĩ thuật.

- Thi đấu đơn, đồng đội theo luật.

Trong vui chơi:

- Trò chơi giành cầu

Chuẩn bị:

+ Sân tập bằng phẳng, diện tích khoảng 20 × 20 m; dây thừng dài 9 – 10 m được buộc chặt hai đầu vào nhau.

+ Mỗi lượt chơi gồm 4 – 5 người, đứng thành các góc và nắm chắc dây thừng. Đặt 4 -5 quả cầu ở các góc như Hình 1.

Vận dụng các kĩ thuật trong đá cầu trong thực tế thi đấu môn Đá cầu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày (ảnh 1)

Hình 1. Trò chơi “Giành cầu”

Cách chơi:

Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người chơi lôi, kéo mạnh dây thừng, mỗi người tìm cách lấy được quả cầu ở trước mặt cố gắng không cho đối phương lấy được cầu. Ai lấy được cầu trước sẽ thắng cuộc.

- Phối hợp giữ cầu

Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng, chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội từ 7 -10 người, đứng thành hình tròn. Chơi “Oẳn tù tì” để tìm ra người thua đứng giữa vòng tròn thực hiện nhiệm vụ ngăn cản đường chuyền cầu (gọi là người “phá” cầu).

Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên trong đội tạo thành hình tròn (là những người giữ cầu) sử dụng các kĩ thuật trong môn Đá cầu đã học để chuyền cầu qua lại cho nhau, mục đích không cho cầu chạm vào các bộ phân cơ thể (trừ tay) của người “phá” cầu. Người “phá” cầu quan sát, di chuyển, … tìm cách chạm cầu. Nếu phá cầu thành công, người chạm cầu cuối cùng của nhóm giữ cầu sẽ làm nhiệm vụ “phá” cầu. Người “phá” cầu trở thành người giữ cầu.

Vận dụng các kĩ thuật trong đá cầu trong thực tế thi đấu môn Đá cầu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày (ảnh 2)

Hình 2. Trò chơi “Phối hợp giữ cầu”


Bắt đầu thi ngay