Trang chủ Lớp 7 Hoạt động trải nghiệm Bài tập Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn có đáp án

Bài tập Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn có đáp án

Bài tập Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn có đáp án

  • 222 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

Xem đáp án

- Mỗi học sinh dùng giấy nhớ (2 màu), 1 màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các học sinh với thầy cô và các bạn trong lớp.

- Ghi chép xong dán các giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3), Những tấm giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung.

- Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của mình và treo lên bảng rồi đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm.


Câu 2:

Thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

Gợi ý:

- Trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân.

- Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn bè.

Xem đáp án

- Cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn:

+ Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn;

+ Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô;

+ Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn;

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

+ Khiêm tốn học hỏi thầy cô và các bạn;

+ Tôn trọng sự khác biệt, ...

→ Các đặc điểm tính cách của thầy cô và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó, mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hoà đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau.


Câu 3:

Chia sẻ một hoạt động mà em ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học. 

Xem đáp án

- Cùng nhau phân công và thực hiện trực nhật, vệ sinh lớp học hàng ngày.

- Chủ động gặp gỡ thầy cô, trao đổi về các biện pháp học tập tốt.


Câu 4:

Thảo luận để xác định cách hợp tác, giải quyết những vấn đề nảy sinh.

Gợi ý:

- Cách hợp tác với các bạn.

+ Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

+ Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

+ Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

- Cách hợp tác với thầy cô.

+ Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.

+ Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
Xem đáp án

- Cách hợp tác, giải quyết những vấn đề nảy sinh:

+ Cách thức hợp tác với thầy cô và giải quyết các vấn đề nảy sinh: Luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn; chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ; chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.

+ Cách thức hợp tác với các bạn và giải quyết các vấn đề nảy sinh: Cùng nhau xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn; có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm; phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau; tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt. Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.


Câu 5:

Đề xuất cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn trong tình huống sau:

- Tình huống 1: Trong tiết thực hành môn Khoa học tự nhiên, các bạn cùng nhóm với Thanh đang làm thí nghiệm thì Thanh mang bài tập Toán ra làm.

- Tình huống 2: Nhóm của Hà được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm.

- Tình huống 3: Minh là một học sinh mới chuyển đến lớp 7B. Tuy nhiên, Minh là người nhút nhát nên giờ ra chơi thường ngồi 1 mình trong lớp không chơi cùng các bạn.

Xem đáp án

+ Tình huống 1: Nhẹ nhàng nhắc Thanh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Khoa học tự nhiên vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Thanh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.

+ Tình huống 2: Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ; thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu hoặc nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

+ Tình huống 3: Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Minh chơi cùng vì có một vị trí chơi đang bị thiếu.


Câu 6:

Thảo luận và thống nhất tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

Gợi ý:

Tiêu chí 1: Yêu thương

- Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.

- Thân thiện, cởi mở với các bạn.

Tiêu chí 2: Tôn trọng

- Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.

- Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.

- Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

Thảo luận và thống nhất tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.  Gợi ý:  Tiêu chí 1: Yêu thương  - Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:

+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể thực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+ Tôn trọng: Mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt đối xử và kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

+ Chia sẻ: Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói” tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ cùng nhau.


Bắt đầu thi ngay