Bài tập Phần mềm bảng tính có đáp án
-
295 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Em hãy quan sát Bảng 1 và trao đổi với bạn để trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào để tính Điểm trung bình môn của mỗi bạn?
- Các việc cần làm để sắp xếp danh sách các bạn trong tổ theo Điểm trung bình môn từ cao đến thấp là gì?
- Các việc cần làm để biết Điểm trung bình của lần kiểm tra nào là cao nhất?
- Để biết điểm trung bình môn của mỗi bạn: Ta cộng điểm lại và chia cho số lượng. Ví dụ: (10 + 10 + 10)/3.
- Để sắp xếp danh sách các bạn theo tổ em tính để trung bình sau đó kiểm tra bạn nào có điểm trung bình cao nhất sẽ đưa lên đầu danh sách.
- Để biết điểm trung bình của lần kiểm tra nào cao nhất em sẽ tính điểm trung bình của từng bạn và tra, dò trong bảng xem bạn nào có điểm trung bình của lần kiểm tra cao nhất.
Câu 2:
20/07/2024Em hãy quan sát Hình 1, trao đổi với bạn và cho biết: Địa chỉ, nội dung dữ liệu của ô tính hiện thời được hiển thị ở đâu?
Địa chỉ ô được hiện ở phần Hộp tên.
Nội dung dữ liệu được hiện ở Vùng làm việc.
Câu 3:
20/07/2024Em hãy quan sát Hình 1, trao đổi với bạn và cho biết: Giao của một cột và một hàng là gì?
A. Một hàng. B. Một cột. C. Một ô tính. D. Trang tính.
Đáp án đúng là: C
Giao của một cột với một hàng ta được một ô tính.
Câu 4:
16/07/2024Em hãy quan sát Hình 1, trao đổi với bạn và cho biết: Nếu chọn ô tính có dữ liệu “Vũ Đình Tuấn" thì nội dung trong hộp tên sẽ là gì?
A. A7. В. 7В. С. В7. D. C6.
Đáp án đúng là: C
Dữ liệu “Vũ Đình Tuấn” nằm ở ô B7 vì giao giữa cột B và hàng 7.
Câu 5:
20/07/2024Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vùng nhập liệu hiển thị dữ liệu trong ô tính đang được chọn và có thể dùng để nhập dữ liệu cho ô tính.
B. Mỗi bảng tính chỉ có tối đa một trang tính.
C. Địa chỉ của mỗi ô tính được xác định bởi tên cột và tên hàng.
Đáp án: B
Mỗi bảng tính có thể có nhiều trang tính.
Câu 6:
16/07/2024Khi tạo trang tính mới, mặc định ô tính A1 là ô tính đang được chọn (xem Hình 2). Em hãy chỉ ra thao tác cần thực hiện để chọn lần lượt các ô tính A2, B1, B2, C5.
Để chọn một ô tính, ta nháy chuột vào ô tính muốn chọn hoặc dùng các phím mũi tên (←, →, ↑, ↓) trên bàn phím để di chuyển đến ô tính đó.
Câu 7:
17/07/2024Em hãy nêu thao tác để chọn từng khối ô tính A1:D1; E2:E6.
Có thể chọn khối ô tính bằng các cách sau:
- Khối ô A1:D1:
Đầu tiên để chuột ở vị trí A1 sau đó giữ chuột trái và kéo sang phải đến vị trí D1.
Hình 1: Khối ô A1:D1
- Khối ô E2:E6:
Đầu tiên để chuột ở vị trí E2 sau đó giữ chuột trái và kéo xuống phía dưới vị trí E6.
Hình 2: Khối ô E2:E6
Câu 8:
16/07/2024Các bước nhập dữ liệu:
Cách 1. Nhập dữ liệu trực tiếp vào ô tính.
+ Chọn ô tính cần nhập dữ liệu.
+ Gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
Cách 2. Nhập dữ liệu thông qua vùng nhập liệu.
+ Chọn ô tính cần nhập dữ liệu.
+ Nháy chuột vào vùng nhập liệu, gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
Câu 9:
16/07/2024Hình 1 là một bảng tính với các dữ liệu được tự động căn lề theo mặc định. Em hãy cho biết kiểu dữ liệu ở các khối ô tính A5:A7, B5:B7, C5:C7, A4:F4.
Kiểu dữ liệu khối ô A5:A7 là dữ liệu kiểu số.
Kiểu dữ liệu khối ô B5:B7 là dữ liệu kiểu chữ.
Kiểu dữ liệu khối ô C5:C7 là dữ liệu kiểu ngày.
Kiểu dữ liệu khối ô A4:F4 là dữ liệu kiểu chữ.
Câu 10:
16/07/2024Theo em, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Khối ô tính bắt buộc phải nằm trên nhiều cột hoặc nhiều hàng.
B. Có thể nhập dữ liệu trực tiếp tại ô tính hoặc thông qua vùng nhập liệu.
C. Sau khi đã nhập dữ liệu thì không chỉnh sửa được dữ liệu trong ô tính.
D. Có thể chọn khuôn dạng trình bày dữ liệu thông qua hộp thoại Format Cells.
Đáp án: C
Sau khi đã nhập dữ liệu thì ta vẫn chỉnh sửa được dữ liệu trong ô tính.
Câu 11:
16/07/2024Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong MS Excel, công thức phải bắt đấu bởi dấu bằng (=).
B. Trình tự thực hiện các phép toán trong phần mềm bảng tính tuân thủ đúng theo quy tắc toán học.
C. Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập dữ liệu.
D. Sau khi nhập xong, công thức được hiển thị tại ô tính.
Đáp án: D
Sau khi nhập xong, công thức được hiển thị tại vùng dữ liệu, còn ô tính hiển thị kết quả.
Câu 12:
17/07/2024Sắp xếp các bước dưới đây để tính điểm trung bình môn của bạn Vũ Thị Bình thông qua vùng nhập liệu.
A. Nháy chuột vào vùng nhập liệu.
B. Chọn ô tính G4.
C. Gõ phím Enter.
D. Gõ nội dung: =(9+8+10*2+9.5*3)/7.
Sắp xếp theo thứ tự: B, A, D, C.
B. Chọn ô tính G4.
A. Nháy chuột vào vùng nhập liệu.
D. Gõ nội dung: =(9+8+10*2+9.5*3)/7.
C. Gõ phím Enter.
Câu 13:
16/07/2024Nêu một số ví dụ cần sử dụng bảng tính trong đời sống, trong học tập.
Một số ví dụ cần dùng bảng tính:
+ Tạo bảng chi tiêu cho cá nhân, gia đình.
+ Tạo bảng thống kê kết quả học tập.
+ Tạo thời khóa biểu.
+ Tạo kế hoạch thời gian biểu.
+ Tính toán thu, chi trong doanh nghiệp.
+ Hàng hóa xuất, nhập về.
Câu 14:
17/07/2024Ô tính, khối ô tính trong bảng tính là gì? Địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính được xác định như thế nào?
+ Ô tính là giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành một ô tính.
+ Khối ô tính là một vùng hình chữ nhật gồm nhiều ô tính liền kề nhau.
+ Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột (ở bên trái) ghép với tên hàng (ở bên phải).
+ Địa chỉ khối ô tính được xác định ở góc trái trên (hoặc góc phải dưới của một khối ô tính, sau khi kéo thả chuột đến ô tính ở góc phải dưới (hoặc góc trái trên).
Câu 15:
22/07/2024Khi nào thì nên sử dụng vùng nhập liệu để chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính?
Khi ta nhập sai dữ liệu hoặc muốn thêm, xóa bớt dữ liệu ta sẽ dùng vùng nhập để chỉnh sửa dữ liệu.
Câu 16:
19/07/2024Nêu các bước để định dạng khuôn trình bày dữ liệu kiểu ngày phù hợp với Việt Nam.
Bước 1. Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
Bước 2. Chọn Home, nháy chuột mũi tên dưới góc phải dưới nhóm lệnh Number hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + 1.
Bước 3. Trong hợp thoại Format Cells mở ra chọn Date, tiếp theo nháy chuột chọn vào Vietnamese theo các bước 1, 2, 3 (Hình 1).
Hình 1: Lựa chọn định dạng dữ liệu kiểu ngày phù hợp với Việt Nam
Câu 17:
16/07/2024Hãy chuyển các biểu thức Toán học dưới đây thành các biểu thức trong MS Excel:
a) 45 + 13 x 20: 30.
b) 5 x 23 + 6 x 3².
c) 5 x 25: (14 - 7 + 6).
a) = 45 + 13 * 20 / 30
b) = 5 * 23 + 6 * 3 ^ 2
c) = 5 * 25 / (14 – 7 + 6)
Câu 18:
16/07/2024Khởi động MS Excel, thực hiện nhập dữ liệu ở Bảng 1 (trang 33) vào trang tính và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nhập công thức để tính điểm trung bình môn cho từng bạn trong tổ.
b) Nhập công thức để tính điểm trung bình thường xuyên, điểm trung bình giữa kì, điểm trung bình cuối kì của tổ.
c) Lưu lại bảng tính với tên tệp: Bang diem_Tin_hoc_To_1.
Nhập dữ liệu trang 33:
Hình 2: Bảng dữ liệu
a) Công thức tính điểm trung bình cho từng bạn:
Bạn An: “=(8+6+9*2+10*3)/7”
Thực hiện tương tự cho những bạn còn lại.
b) Công thức tính điểm trung bình bạn An “=(8+9+10+9+7.5+10)/6”. Thực hiện tương tự cho những cột còn lại.
c) Lưu tệp: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để mở Save, chọn vị trí trí lưu và đặt tên Bang diem_Tin_hoc_To_1.
Hình 3: Kết quả bài 1
Câu 19:
19/07/2024Mở tệp bảng tính DSHS_doat_giai_toan như Hình 1 (giáo viên cung cấp).
a) Thực hiện định dạng dữ liệu kiểu số, ngày, hiển thị kí hiệu tiền tệ kèm theo tiền thưởng để có trang tính tương tự Hình 9.
b) Lưu lại bảng tính và thoát khỏi MS Excel.
a) Các bước hiển thị số, ngày, kí hiệu tiền tệ:
- Hiển thị số:
Bước 1. Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
Bước 2. Chọn Home, trong hộp thoại Number nháy chuột vào mũi tên và chọn Number.
- Hiển thị ngày:
Bước 1. Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
Bước 2. Chọn Home, trong hộp thoại Number nháy chuột vào mũi tên và chọn Short Day hoặc Long Day.
- Hiển thị tiền tệ
Bước 1. Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu.
Bước 2. Chọn Home, nháy chuột mũi tên dưới góc phải dưới nhóm lệnh Number hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + 1.
Bước 3. Trong hợp thoại Format Cells mở ra chọn Date, tiếp theo nháy chuột chọn vào Vietnamese (Hình 4).
Hình 4: Định dạng tiền tệ Việt Nam
b) Lưu lại bảng tính và nhấn dấu X phía trên bên phải màn hình để thoát chương trình.
Câu 20:
18/07/2024Tìm hiểu và cho biết bạn bè, người thân của em sử dụng bảng tính vào những việc gì? Lí do sử dụng là gì?
- Bạn bè em thường dùng bảng tính để tạo thời khóa biểu, ghi chú kết quả học tập. Vì các bạn ấy muốn quản lí điểm số và thời gian học của mình một cách hợp lí nhất.
- Người thân em thường dùng bảng tính để lập thu chi của gia đình trong một tháng. Vì để dễ dàng quản lí số tiền đã chi tiêu hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Tin 7 Bài 7. Phần mềm bảng tính có đáp án (222 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 7. Phần mềm bảng tính (Phần 2) có đáp án (177 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Tin 7 Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán có đáp án (428 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin 7 Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu có đáp án (404 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin 7 Bài 11. Tạo bài trình chiếu có đáp án (325 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin 7 Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột có đáp án (324 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán (Phần 2) có đáp án (283 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu (Phần 2) có đáp án (275 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 11. Tạo bài trình chiếu (Phần 2) có đáp án (263 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột (Phần 2) có đáp án (255 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin 7 Bài 8. Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức có đáp án (230 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 8. Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức (Phần 2) có đáp án (137 lượt thi)