Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Bài tập Nước ta buổi đầu độc lập có đáp án

Bài tập Nước ta buổi đầu độc lập có đáp án

Bài tập Nước ta buổi đầu độc lập có đáp án

  • 125 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phương Bắc hơn một nghìn năm, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (Thời Trần) nhận xét: “Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại.”

Xem đáp án

Những việc làm của Ngô Quyền để xây dựng chính quyền độc lập:

+ Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

+ Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...


Câu 2:

21/07/2024
Em hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô
Xem đáp án

- Tổ chức chính quyền:

+ Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc; dưới vua có các chức quan văn, võ phụ trách từng công việc.

+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Ví dụ: Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...

- Đời sống xã hội – văn hóa: cuộc sống nhân dân yên bình, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục.


Câu 3:

20/07/2024
Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?
Xem đáp án

Tiết độ sứ là một chức quan trong bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc. Như vậy, việc Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết Độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập đã thể hiện lòng tự tôn dân tộc, khẳng định đất nước ta là một chính quyền độc lập, không lệ thuộc vào Trung Quốc.


Câu 4:

23/07/2024

Em hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.

Xem đáp án

Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất:

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng.

+ Đến năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân (thường gọi là tình trạng “loạn 12 sứ quân”).


Câu 5:

22/07/2024

Hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và sự thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh

Xem đáp án

- Năm 965, chính quyền nhà Ngô sụp đổ, đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”.

Trước tình hình đất nước loạn lạc, Tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.

- Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hooh, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương. Trong 2 năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.


Câu 6:

16/07/2024

Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập.

Xem đáp án

Công lao của  Ngô Quyền: 

+ Lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), chấm dứt hơn một ngàn năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm củng cố và xây dựng đất nước,  giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.


Câu 7:

17/07/2024

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?

Xem đáp án

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa:

+ Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.

+ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xưng là Đinh Tiên Hoàng đế và ban hành nhiều chính sách tiến bộ - khẳng định vị thế độc lập, ngang hàng của nước ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc.


Câu 8:

16/07/2024

Có ý kiến cho rằng, Ngô Quyền quyết định đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông.  Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Xem đáp án

- Em đồng ý với ý kiến trên.

- Vì: Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, thành được xây dựng vào khoảng thế kỉ III TCN. Thành gắn liền với nhiều truyền thuyết xưa, mà điển hình là truyền thuyết Trọng Thủy – Mị Châu. Ngoài ra, thành Cổ Loa mang ý nghĩa to lớn: nơi này đánh dấu cột mốc cư dân Việt cổ bắt đầu chuyển sang định cư và đóng đô từ vùng núi sang vùng đồng bằng. Vì vậy việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô đã một phần giúp nhân dân ta nhớ lại công lao bảo vệ và xây dựng đất nước của các bậc tiền nhân.


Bắt đầu thi ngay