Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Luyện tập chung trang 74 có đáp án

Bài tập Luyện tập chung trang 74 có đáp án

Bài tập Luyện tập chung trang 74 có đáp án

  • 74 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Cho hai tam giác ABC và DEF thỏa mãn AB = DE, AC = DF, BAC^=EDF^=60°, 

BC = 6 cm, ABC^=45°. Tính độ dài cạnh EF và số đo các góc ACB, DEF, EFD.

Xem đáp án

Cho hai tam giác ABC và DEF thỏa mãn AB = DE, AC = DF (ảnh 1)

Xét hai tam giác ABC và DEF có:

AB = DE (theo giả thiết).

BAC^=EDF^ (theo giả thiết).

AC = DF (theo giả thiết).

Vậy ΔABC=ΔDEF (c – g – c).

Do đó BC = EF = 6 cm (2 cạnh tương ứng), ACB^=DFE^ (2 góc tương ứng),

ABC^=DEF^=45° (2 góc tương ứng).

Xét tam giác ABC có ABC^+BAC^+ACB^=180°.

Do đó ACB^=180°ABC^BAC^=180°45°60°=75°.

Do đó DFE^=75°.

Vậy EF = 6 cm, ACB^=EFD^=75°,DEF^=45°.


Câu 2:

17/07/2024

Cho hai tam giác ABC và DEF thỏa mãn AB = DE, ABC^=DEF^=70°,BAC^=EDF^=60°, AC = 6 cm. Tính độ dài cạnh DF.

Xem đáp án

Cho hai tam giác ABC và DEF thỏa mãn AB = DE,  AC = 6 cm. Tính độ dài cạnh DF (ảnh 1)

Xét hai tam giác ABC và DEF có:

ABC^=DEF^ (theo giả thiết).

AB = DE (theo giả thiết).

BAC^=EDF^ (theo giả thiết).

Vậy ΔABC=ΔDEF (g – c – g).

Do đó AC = DF = 6 cm (2 cạnh tương ứng).

Vậy DF = 6 cm.


Câu 3:

21/07/2024

Cho Hình 4.44, biết EC = ED và AEC^=AED^. Chứng minh rằng:

a) ΔAEC=ΔAED;                              b) ΔABC=ΔABD.

Cho Hình 4.44, biết EC = ED và (ảnh 1)

Xem đáp án

a) Xét hai tam giác AEC và AED có:

CE = DE (theo giả thiết).

CEA^=DEA^ (theo giả thiết).

AE chung

Vậy ΔAEC=ΔAED (c – g – c).

b) Do ΔAEC=ΔAED nên AC = AD (2 cạnh tương ứng) và CAE^=DAE^ (2 góc tương ứng).

Do CAE^=DAE^ nên CAB^=DAB^.

Xét hai tam giác ABC và ABD có:

AC = AD (chứng minh trên).

CAB^=DAB^ (chứng minh trên).

AB chung.

Vậy ΔABC=ΔABD (c – g – c).


Câu 4:

23/07/2024

Cho tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Lấy các điểm A, B, C lần lượt thuộc các tia Ox, Oy, Oz sao cho CAO^=CBO^.

a) Chứng minh rằng ΔOAC=ΔOBC.

b) Lấy điểm M trên tia đối của tia CO. Chứng minh rằng ΔMAC=ΔMBC.

Xem đáp án

a)

Cho tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Lấy các điểm A, B, C lần lượt thuộc các tia Ox, Oy, Oz sao cho (ảnh 1)

Do Oz là tia phân giác của góc xOy nên AOC^=BOC^.

Xét tam giác OAC có AOC^+CAO^+ACO^=180°.

Do đó ACO^=180°AOC^CAO^ (1).

Xét tam giác OBC có BOC^+CBO^+BCO^=180°.

Do đó BCO^=180°BOC^CBO^ (2).

AOC^=BOC^ CAO^=CBO^ nên từ (1) và (2) ta có ACO^=BCO^.

Xét hai tam giác OAC và OBC có:

AOC^=BOC^ (chứng minh trên).

BC chung.

ACO^=BCO^ (chứng minh trên).

Vậy ΔOAC=ΔOBC (g – c – g).

b)

Cho tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Lấy các điểm A, B, C lần lượt thuộc các tia Ox, Oy, Oz sao cho (ảnh 2)

Ta có ACM^ là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác OAC nên ACM^=AOC^+CAO^.

BCM^ là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác OBC nên BCM^=BOC^+CBO^.

AOC^=BOC^ CAO^=CBO^ nên ACM^=BCM^.

Do ΔOAC=ΔOBC nên AC = BC (2 cạnh tương ứng).

Xét hai tam giác MAC và MBC có:

AC = BC (chứng minh trên).

ACM^=BCM^ (chứng minh trên).

MC chung.

Vậy ΔMAC=ΔMBC (c – g – c).


Bắt đầu thi ngay