Bài tập Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến hay nhất có đáp án
Bài tập Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến hay nhất có đáp án
-
87 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024A-cơ-ba là vị vua nổi tiếng của Ẩn Độ thời phong kiến, rất giởi chính sự. Vua thích bàn luận về tôn giáo, coi trọng tri thức, là biểu tượng về sự hoà hợp dân tộc và “thời kì hoàng kim” của Ẩn Độ thời phong kiến. Nhiều sử gia đánh giá A-cơ-ba là vị vua kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Vậy Ấn Độ thời phong kiến có những vương triều tiêu biểu nào? Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có gì nổi bật? Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ra sao?
Hình 8.1 Vua A-cơ-ba
* Các vương triều Ấn Độ thời phong kiến:
- Vương triều Gúp-ta (319 – 467)
- Vương triều Hồi giáo Đê li (1206 – 1526)
- Vương triều Mô-gôn (1526 đến giữa thế kỉ XIX)
* Điều kiện tự nhiên Ấn Độ:
- Có địa hình đa dạng.
- Ba mặt giáp biển (đông, tây, nam)
- Phía Tây bắc, Đông bắc có đồng bằng màu mỡ.
- Dãy Himalaya cao tạo thành bức tường che chắn.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
- Chính trị: thường bất ổn
- Kinh tế: có bước phát triển mới.
- Xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Caxta, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc.
Câu 2:
17/07/2024Đọc thông tin và quan sát lược đồ 8, hãy cho biết:
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
- Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế của Ấn Độ
* Điều kiện tự nhiên:
- Ba mặt (đông, Tây, Nam) giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
- Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a
- Phía Tây Bắc và phía Đông Bắc là những đồng bằng trù phú.
- Phía Nam là cao nguyên Đê-can cùng hai dãy núi Gát Đông, Gát Tây có nhiều khu rừng nguyên sinh với nguồn lâm sản và hương liệu quý.
- Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do lãnh thổ rộng lớn và bức chắn địa hình nên khí hậu Ấn Độ có sự khác biệt giữa các vùng.
* Tác động đến sự phát triển kinh tế của Ấn Độ
- Các đồng bằng màu mỡ và những con sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào… đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Ở phía Nam, nghề phai thác lâm sản, hương liệu có điều kiện phát triển do ở khu vực đó có nhiều cánh rừng nguyên sinh.
- Do có vị trí thuận lợi là nằm trên trục đường biển từ tây sang đông, nên hoạt động giao lưu thương mại ở Ấn Độ cũng rất phát triển.
Câu 3:
23/07/2024Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 8.1, hình 8.2 hãy trình bày khái quát sự ra đời của các vương triều Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn
- Vương triều Gúp-ta do San-đra gúp ta I sáng lập vào năm 319.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc (theo đạo Hồi) vào miền Bắc Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn ra đời vào năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược Ấn Độ của người Mông Cổ (theo đạo Hồi).
Câu 4:
18/07/2024Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 8.2, hình 8.3 hãy trình bày khái quát tình hình chính trị của các vương triều Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn.
- Đặc điểm chung:
+ Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ quân chủ chuyên chế: đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền lực tuyệt đối; giúp việc cho Vua là các quan lại, quý tộc, tướng lĩnh.
+ Do chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, tình hình chính trị thường bất ổn.
- Chính sách cai trị của từng vương triều:
+ Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
+ Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.
+ Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp dân tộc.
Câu 5:
16/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 8.4 hãy trình bày khái quát tình hình kinh tế của của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn.
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế chủ đạo
+ Cư dân trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều gia súc, gia cầm.
+ Dưới thời Gúp-ta, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi., diện tích canh tác được mở rộng; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thời Môn-gô, vua A-cơ-ba cho đo đạc lại ruộng đất và định lại mức thuế.
- Thủ công nghiệp: được mở rộng, sản phẩm phong phú đa dạng. Tiêu biểu là các sản phẩm: vải in có hoa văn, đồ tráng men, đồ sứ…
- Thương nghiệp: trao đổi, buôn bán trong nước được mở rộng; ngoại thương phát triển, hình thành nhiều thành thị lớn…
Câu 6:
19/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 8.3 hãy trình bày khái quát tình hình xã hội của của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn.
- Từ các thế kỉ IV – V, do những thay đổi về địa bàn cư trú, phân hóa nghề nghiệp, địa vị kinh tế,… nên tình trạng phân biệt chủng tộc ở Ấn Độ giảm bớt.
- Chế độ đẳng cấp Vác-na dần chuyển sang chế độ Cax-ta, theo đó, xã hội chia thành 4 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ.
+ Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì.
+ Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất.
- Ngoài những mâu thuẫn của chế độ cax-ta, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
Câu 7:
16/07/2024Hoàn thành bảng biểu về các vương triều Ấn Độ thời phong kiến (theo mẫu)
Tên vương triều |
Thời gian tồn tại |
Sự ra đời |
Chính sách cai trị |
Gúp-ta |
|
|
|
Hồi giáo Đê-li |
|
|
|
Mô-gôn |
|
|
|
Tên vương triều |
Thời gian tồn tại |
Sự ra đời |
Chính sách cai trị |
Gúp-ta |
319 - 467 |
San-dra- Gúp ta I sáng lập |
Mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. |
Hồi giáo Đê-li |
1026 - 1526 |
Người Tuốc (theo đạo Hồi) thôn tính miền Bắc Ấn Độ. |
- Xác lập sự thống trị của người Hồi giáo. - Phân biệt sắc tộc giữa những người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo. |
Mô-gôn |
1526 – giữa thế kỉ XIX |
- Người Mông Cổ theo đạo Hồi đánh bại Vương triều Hồi giáo Đê-li. |
- Xoá bỏ kì thị tôn giáo - Đo ruộng đất, định thuế hợp lí, thống nhất đo lường - Khuyến khích phát triển Văn học – nghệ thuật.. |
Câu 8:
16/07/2024Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế và xã hội Ấn Độ phong kiến.
Kinh tế |
Xã hội |
- Nông nghiệp: + Là ngành kinh tế chủ đạo + Cư dân trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều gia súc, gia cầm. - Thủ công nghiệp: được mở rộng, sản phẩm phong phú đa dạng. - Trao đổi, buôn bán được mở rộng. |
- Xã hội chia thành 4 đẳng cấp: + Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ. + Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân. + Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì. + Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất. - Ngoài ra, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. |
Câu 9:
16/07/2024Hãy giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ phong kiến cho thày cô và bạn cùng lớp nghe.
Học sinh có thể tham khảo bài sau:
Vương triều Gúp-ta
+ Vương triều Gúp-ta do vua San-đra Gúp-ta sáng lập vào năm 319.
+ Gúp-ta I có vai trò tổ chức, chống lại sự xâm lấn của các tộc người trung Á vào Ấn Độ, thống nhất miền Bắc, sau đó tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ toàn bộ miền Tring Ấn Độ.
+ Năm 467, Vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ lại rơi vào phân tán, loạn lạc kéo dài.