Trang chủ Lớp 3 Đạo Đức Bài tập Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ có đáp án

Bài tập Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ có đáp án

Bài tập Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ có đáp án

  • 79 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nghe hoặc hát bài hát Hổng dám đâu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên và trả lời câu hỏi.
Nghe hoặc hát bài hát Hổng dám đâu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên và trả lời câu hỏi (ảnh 1)
Vì sao bạn nhỏ trong bài hát từ chối lời mời của các bạn?
Xem đáp án

Nghe bài hát Hổng dám đâu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên.

- Lời bài hát:

Trên cành cây chim hót mời em chơi giữa vườn xuân
Bao bạn thân lấp ló gọi em tung tăng sân nhà
Đá bóng với đá cầu nhảy dây bắn bi trốn tìm
Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu

Không dám đâu em còn phải học bài
Không dám đâu em còn phải làm bài
Sao khó ghê mai mình phải ôn bài
Không dám đâu hổng dám đâu

Trên cành cây chim hót mời em chơi giữa vườn xuân
Bao bạn thân lấp ló gọi em tung tăng sân nhà
Đá bóng với đá cầu nhảy dây bắn bi trốn tìm
Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu

Không dám đâu em còn phải học bài
Không dám đâu em còn phải làm bài
Sao khó ghê mai mình phải ôn bài
Không dám đâu hổng dám đâu

Trên cành cây chim hót mời em chơi giữa vườn xuân
Bao bạn thân lấp ló gọi em tung tăng sân nhà
Đá bóng với đá cầu nhảy dây bắn bi trốn tìm
Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu

Không dám đâu em còn phải học bài
Không dám đâu em còn phải làm bài
Sao khó ghê mai mình phải ôn bài
Không dám đâu hổng dám đâu

Trên cành cây chim hót mời em chơi giữa vườn xuân
Bao bạn thân lấp ló gọi em tung tăng sân nhà
Đá bóng với đá cầu nhảy dây bắn bi trốn tìm
Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu

Không dám đâu em còn phải học bài
Không dám đâu em còn phải làm bài
Sao khó ghê mai mình phải ôn bài
Không dám đâu hổng dám đâu

Không dám đâu em còn phải học bài
Không dám đâu em còn phải làm bài
Sao khó ghê mai mình phải ôn bài
Không dám đâu hổng dám đâu

- Bạn nhỏ trong bài hát từ chối lời mời của các bạn vì bạn còn phải học bài.


Câu 2:

Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.

Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. a. Điều gì xảy ra khi Hiếu không chuẩn bị bài? (ảnh 1)

a. Điều gì xảy ra khi Hiếu không chuẩn bị bài?

b. Theo em, để hoàn thành nhiệm vụ, Hiếu cần phải làm gì?

c. Vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

Xem đáp án

SỰ NUỐI TIẾC CỦA HIẾU

Hôm sau, Hiếu sẽ có bài kiểm tra trên lớp, Hiếu tự nhủ:

- Ngủ thêm tý nữa, chiều chuẩn bị bài sau.

Đến buổi chiều, khi Hiếu đang định làm bài, các bạn lại đến và rủ:

- Hiếu ơi, đi đá bóng nào!

Hiếu nói:

- Mình phải ở nhà chuẩn bị bài cho ngày mai.

Thấy vậy, một bạn nói:

- Tuần trước đội mình vừa thua, nghĩ vẫn còn ấm ức quá!

Nghe bạn nói, Hiếu lập tức đóng sách vở lại và trả lời:

- Vậy chơi tí đã, tối về chuẩn bị bài cũng được.

Sau khi đi đá bóng về, đến tối, thấy trên TV đang phát chương trình hoạt hình mình thích, Hiếu lại nghĩ:

- Phim này hay quá, xem thêm chút nữa.

Sáng hôm sau, cô yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra, đề bài chính là bài tập về nhà hôm trước. Khi đó, Hiếu mới hối hận:

- Nếu hôm qua mình chuẩn bị bài tốt, mình đã làm được bài này rồi.

a. Vì ngày hôm trước Hiếu không chuẩn bị bài nên hôm sau đi học Hiếu đã không làm được bài.

b. Theo em, để hoàn thành nhiệm vụ, Hiếu cần tập trung làm xong việc mình đã đề ra đó là làm chuẩn bị xong bài tập, không bị xao nhãng bởi bạn rủ đi đá bóng và bộ phim.

c. Chúng ta cần phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ bởi điều đó sẽ rèn luyện cho chúng ta tính tự giác, tập trung cao độ và thói quen nghiêm túc khi thực hiện công việc.


Câu 3:

Quan sát tranh và thảo luận.
Quan sát tranh và thảo luận. (ảnh 1)Quan sát tranh và thảo luận. (ảnh 2)

Bạn nào trong tranh đã tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng?

Xem đáp án

- Các bạn trong bức tranh 1, 3 đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.

+ Bạn trong tranh 1 đã tích cực và cố gắng quét sạch sân trường trong 20 phút. Cuối cùng bạn đã hoàn thành kế hoạch.

+ Bạn trong tranh 3 đã tích cực và hoàn thành nhiệm vụ dọn dẹp mà bạn đã hứa với mẹ.

- Các bạn trong bức tranh 2, 4 chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.

+ Hai bạn trong bức tranh 2 thay vì quét sân trường như kế hoạch, các bạn lại rủ nhau đi chơi.

+ Bạn trong bức tranh 4 thay vì dọn dẹp theo đúng kế hoạch, bạn lại ngồi xem TV.


Câu 4:

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để hoàn thành (ảnh 1)

Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng, đúng kế hoạch?

 
Xem đáp án

- Theo em, bạn trong tranh cần liệt kê danh sách các công việc cần làm ra để thực hiện và sắp xếp các công việc theo thứ tự. Sau đó, tập trung thực hiện từng nhiệm vụ. Như vậy, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng và đúng kế hoạch.


Câu 6:

Xử lí tình huống.

- Tình huống 1: Tối nay trời lạnh, Huy phân vân nên chuẩn bị sách vở cho ngày mai hay đi ngủ. Nếu là Huy, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Hiền được phân công sưu tầm thông tin về những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Tuần sau phải nộp bài mà Hiền vẫn chưa chuẩn bị được gì. Nếu là Hiền, em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng?

Xem đáp án

- Tình huống 1: Nếu là Huy, em sẽ chuẩn bị sách vở cho ngày mai rồi mới đi ngủ.

- Tình huống 2: Nếu là Hiền, em sẽ tìm hiểu những ý chính cơ bản về những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Sau đó, em sẽ sắp xếp lại các thông tin của những vị anh hùng đó cho phù hợp.


Câu 7:

Kể lại một lần em đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

Xem đáp án

- Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, em cùng các bạn đã cùng nhau trang trí lớp học thật đẹp.

- Sắp đến Tết, em đã cố gắng giúp đỡ mẹ dọn dẹp nhà cửa.

- Khi đến buổi trực nhật của em, em đều lau dọn, kê gọn lại bàn ghế trong lớp, vứt rác, hoàn thành hết mọi việc xong xuôi rồi mới ra về.


Câu 8:

Em hãy nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch và có chất lượng
Xem đáp án

- Bạn nên hoàn thành bài tập của nhóm đúng hạn.

- Bạn nên tập trung ôn bài của ngày mai.

- Bạn không nên lười nhác khi đi trực nhật về sinh.

- Bạn nên dậy sớm hơn để có thể đi học đúng giờ.


Câu 11:

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Các bạn trong mỗi bức tranh có điểm mạnh, điểm yếu (ảnh 1)

Các bạn trong mỗi bức tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào?

 
Xem đáp án

- Bạn Hạnh có điểm mạnh là hát hay.

- Bạn Lan có điểm yếu là ngại phát biểu ý kiến trước mọi người.

- Bạn My có điểm mạnh là chạy nhanh.

- Bạn Linh có điểm mạnh là vẽ tranh đẹp.


Câu 12:

Vẽ bức chân dung của em và viết ra.

- Ba điều em có thể làm tốt nhất.

- Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn.

Xem đáp án

- Chân dung minh họa:

Vẽ bức chân dung của em và viết ra. - Ba điều em có thể làm tốt nhất. (ảnh 1)

- Ba điều em có thể làm tốt nhất:

+ Viết chữ đẹp.

+ Làm việc nhà giúp bố mẹ.

+ Giọng kể chuyện truyền cảm.

- Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn:

+ Mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.

+ Hòa đồng hơn khi chơi cùng bạn bè.

+ Chăm chỉ đọc sách hơn.


Câu 13:

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA

Trong cuộc đua đầu tiên giữa Thỏ và Rùa, vi chủ quan nên Thỏ đã thua Rùa. Vẫn nuôi hi vọng thi đấu lại, Thỏ nói với Rùa:

- Anh Rùa à, lần trước do tôi ngủ quên nên mới thua anh. Mình tranh tài lại nào. Đường đua anh cứ chọn.

Rùa suy nghĩ rồi đáp:

- Tôi đồng ý!

Sau đó, Rùa dẫn Thỏ đến đường đua đã chọn. Thật bất ngờ, đường đua Rùa chọn là phải vượt qua một dòng sông.

Cuộc đua bắt đầu, dù chậm chạp nhưng Rùa vẫn bơi qua sông còn Thỏ không thể về đích.

Rùa nhẹ nhàng nói với Thỏ:

- Bạn sẽ thắng nếu tìm đúng điểm mạnh của mình. Cố gắng lên, bạn nhé!

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA (ảnh 1)

(Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai, 2010)

a. Vì sao Rùa là người chiến thắng trong lần thi đấu lại?

b. Vì sao chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?

Xem đáp án

a. Rùa vẫn là người chiến thắng trong lần thi đấu lại là do Rùa chọn đường đua là con sông. Vì Rùa biết tìm đúng điểm mạnh của mình nên Rùa vượt qua sông còn Thỏ thì không thể về đích.

b. Chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân vì: khi biết được điểm mạnh của bản thân, nó sẽ giúp chúng ta phát huy những gì vốn có. Còn biết được điểm yếu sẽ giúp chúng ta khắc phục được điều ấy.


Câu 14:

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?

a. Cô giáo cần một bạn thay mặt lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ. Lan xung phong vì biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám đông.

b. Đạt không tự tin khi gặp người lạ. Mẹ khuyên Đạt nên tham gia câu lạc bộ để mạnh dạn hơn. Đạt từ chối không tham gia.

Xem đáp án

a. Em đồng tình với việc làm của bạn Lan vì Lan biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám động nên đã xung phong thay mặt cả lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ.

b. Em không đồng tình với việc làm của bạn Đạt vì bạn biết điểm yếu của mình là không tự tin khi gặp lạ nhưng không muốn khắc phục điểm yếu đó.


Câu 15:

Xử lí tình huống.

- Tình huống 1: Em và Thành là bạn thân. Trường tổ chức cuộc thi hát. Thành rủ em tham gia cùng. Tuy nhiên, em nghĩ hát lại chính là điểm yếu của mình.

- Tình huống 2: Trường em tổ chức Hội khỏe Phù Đổng. Các bạn động viên em tham gia môn cờ vua, nhưng em lại đá cầu rất tốt.

Em sẽ ứng xử như thế nào trong những tình huống trên?

Xem đáp án

- Tình huống 1: Em sẽ từ chối Thành tham gia hát cùng bạn và giải thích cho bạn hiểu rằng điểm yếu của mình là hát, nếu mình tham gia sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả bạn.

- Tình huống 2: Em sẽ nói với các bạn rằng điểm mạnh của em là đá cầu tốt. Vì vậy, nên để những bạn khác tham gia vào môn cờ vua và để em tham gia môn đá cầu.


Câu 16:

Đóng vai phóng viên nhí phỏng vấn điểm mạnh và điểm yếu của em và bạn.

Đóng vai phóng viên nhí phỏng vấn điểm mạnh và điểm yếu của em và bạn. (ảnh 1)

Gợi ý:

- Điểm mạnh của bạn là gì?

- Đâu là điều bạn cần cố gắng?

Xem đáp án

- Điểm mạnh của em là nói tiếng Anh lưu loát, làm toán giỏi.

- Điều em cần cố gắng là viết chữ nắn nót và đẹp hơn, chăm chỉ làm việc nhà và hòa đồng hơn với các bạn.


Câu 17:

Chia sẻ với bạn những hoạt động em có thể tham gia phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của em.
Xem đáp án

- Điểm mạnh của em: vẽ tranh, viết chữ đẹp, làm toán, nói tiếng Anh.

- Điểm yếu của em: múa và hát.

- Hoạt động em có thể tham gia: các cuộc thi vẽ tranh, viết chữ đẹp, thi giải toán và các cuộc thi tiếng Anh.

Chia sẻ với bạn những hoạt động em có thể tham gia phù hợp với điểm mạnh (ảnh 1)

Bắt đầu thi ngay