Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập cuối chương IV có đáp án

Bài tập cuối chương IV có đáp án

Bài tập cuối chương IV có đáp án

  • 158 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Tính các số đo x, y trong các tam giác dưới đây (H.4.75).

Tính các số đo x, y trong các tam giác dưới đây (H.4.75) (ảnh 1)

 

Xem đáp án

Xét hình đầu tiên:

 Tính các số đo x, y trong các tam giác dưới đây (H.4.75) (ảnh 2)

Ta có x+x+20°+x+10°=180°.

hay 3x+30°=180° hay 3x=180°30°=150°.

 Do đó x=50°.

Xét hình thứ hai:

Tính các số đo x, y trong các tam giác dưới đây (H.4.75) (ảnh 3)

Ta có 60°+y+2y=180°.

hay 60°+3y=180° hay 3y=180°60°=120°.

Do đó y=40°.

Vậy x=50°,y=40°.


Câu 2:

18/07/2024

Trong Hình 4.76, có AM = BM, AN = BN. Chứng minh rằng MAN^=MBN^.

Trong Hình 4.76, có AM = BM, AN = BN. Chứng minh rằng (ảnh 1)

 

Xem đáp án

Xét hai tam giác MAN và MBN có:

AM = BM (theo giả thiết).

MN chung.

AN = BN (theo giả thiết).

Do đó ΔMAN=ΔMBN (c – c – c).

Vậy MAN^=MBN^ (2 góc tương ứng).


Câu 3:

17/07/2024

Trong Hình 4.77, có AO = BO, OAM^=OBN^. Chứng minh rằng AM = BN.

Trong Hình 4.77, có AO = BO, góc OAM = góc OBN. Chứng minh rằng AM = BN (ảnh 1)

Xem đáp án

Xét hai tam giác OAM và OBN có:

OAM^=OBN^ (theo giả thiết).

AO = BO (theo giả thiết).

O^ chung.

Do đó ΔOAM=ΔOBN (g – c – g).

Vậy AM = BN (2 cạnh tương ứng).


Câu 4:

23/07/2024

Trong Hình 4.78, ta có AN = BM, BAN^=ABM^. Chứng minh rằng BAM^=ABN^.

Trong Hình 4.78, ta có AN = BM, góc BAN = góc ABM. Chứng minh rằng (ảnh 1)

Xem đáp án

Xét hai tam giác BAM và ABN có:

AB chung.

ABM^=BAN^ (theo giả thiết).

BM = AN (theo giả thiết).

Do đó ΔABM=ΔABN (c – g – c).

Vậy BAM^=ABN^ (2 góc tương ứng).


Câu 5:

23/07/2024

Cho M, N là hai điểm phân biệt nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB sao cho AM = AN. Theo em, tứ giác AMBN là hình gì?

Xem đáp án

Cho M, N là hai điểm phân biệt nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB sao cho  AM = AN. Theo em, tứ giác AMBN là hình gì (ảnh 1)

Do M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB nên MA = MB.

Do N nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB nên NA = NB.

Mà AM = AN nên MA = MB = NA = NB.

Tứ giác AMBN có MA = MB = NA = NB nên tứ giác AMBN là hình thoi.

Vậy tứ giác AMBN là hình thoi.


Câu 6:

23/07/2024

Cho tam giác ABC cân tại A có A^=120°. Trên cạnh BC lấy hai điểm M, N sao cho MA, NA lần lượt vuông góc với AB, AC. Chứng minh rằng:

a) ΔBAM=ΔCAN;

b) Các tam giác ANB, AMC lần lượt cân tại N, M.

Xem đáp án

Cho tam giác ABC cân tại A có góc A = 120 độ. Trên cạnh BC lấy hai điểm M, N sao cho MA, NA lần lượt vuông góc với AB, AC (ảnh 1)

a) Do MAAB,NAAC nên tam giác BAM vuông tại A, tam giác CAN vuông tại A.

Do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC, ABC^=ACB^ hay ABM^=ACN^.

Xét hai tam giác BAM vuông tại A và CAN vuông tại A có:

ABM^=ACN^ (chứng minh trên).

AB = AC (chứng minh trên).

Vậy ΔBAM=ΔCAN (góc nhọn – cạnh góc vuông).

b) Xét tam giác ABC có: ABC^+ACB^+BAC^=180°.

ABC^=ACB^ (do tam giác ABC cân tại A).

Do đó 2ABC^=180°BAC^=180°120°=60°.

Do đó ABC^=ACB^=30°.

Do ΔBAM=ΔCAN (chứng minh ở ý a) nên AM = AN (2 cạnh tương ứng).

Do đó tam giác AMN cân tại A (1).

Xét tam giác CAN vuông tại A có ANC^+ACN^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó ANC^=90°ACN^=90°30°=60°.

Từ (1) và (2) suy ra tam giác AMN đều.

Do đó AMN^=60°.

Ta có: MAN^+NAB^=MAB^ do đó NAB^=MAB^MAN^=90°60°=30°.

Do đó NAB^=ABN^=30°.

Suy ra tam giác ANB cân tại N.

Ta có: MAN^+MAC^=NAC^ do đó MAC^=NAC^MAN^=90°60°=30°.

Do đó MAC^=MCA^=30°.

Suy ra tam giác AMC cân tại M.


Câu 7:

17/07/2024

Cho tam giác ABC vuông tại A có B^=60°. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho CAM^=30°. Chứng minh rằng:

a) Tam giác CAM cân tại M;

b) Tam giác BAM là tam giác đều;

c) M là trung điểm của đoạn thẳng BC.

Xem đáp án

Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B = 60 độ. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho (ảnh 1)

a) Xét tam giác ABC vuông tại A có ABC^+ACB^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó ACB^=90°ABC^=90°60°=30°.

ACM^=ACB^ nên ACM^=30°.

Tam giác CAM có ACM^=CAM^=30° nên tam giác CAM cân tại M.

Vậy tam giác CAM cân tại M.

b) Có BAC^=BAM^+MAC^.

 Do đó BAM^=BAC^MAC^=90°30°=60°.

ABM^=ABC^ nên ABM^=60°.

Xét tam giác BAM có ABM^+BAM^+BMA^=180°.

Do đó BMA^=180°ABM^BAM^=180°60°60°=60°.

Tam giác BAM có ABM^=BAM^=BMA^=60° nên tam giác BAM là tam giác đều.

Vậy tam giác BAM là tam giác đều.

c) Do tam giác CAM cân tại M nên MA = MC (1).

Do tam giác BAM là tam giác đều MA = MB (2).

Từ (1) và (2) ta có MB = MC.

Mà M nằm giữa B và C nên M là trung điểm của BC.

Vậy M là trung điểm của BC.


Bắt đầu thi ngay