Bài tập Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Đinh, Ngô, Tiền Lê (938 - 1009) hay nhất có đáp án
Bài tập Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Đinh, Ngô, Tiền Lê (938 - 1009) hay nhất có đáp án
-
82 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích Quốc gia đặc biệt, gắn với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý. Với địa hình thuận lợi cho việc tiến công và phòng ngự, Hoa Lư là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh, đồng thời trở thành kinh đô của nước Đại Cồ Việt sau khi ông lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đinh.
Vậy nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê được thành lập như thế nào? Những nét chính về hình chính trị, xã hội, văn hoá là gì? Nhà Tiền Lê đã làm gì để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
* Sự thành lập
- Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939-968), đóng đô ở Cổ Loa
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968-981), đóng đô tại Hoa Lư.
- Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981-1009)
* Khái quát về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa
- Chính trị: từng bước củng cố hoàn chỉnh hơn, phát triển mạnh
- Xã hội: Hai giai cấp chủ yếu là:
+ Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ, quý tộc, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Văn hóa:
+ Giáo dục chưa phát triển.
+ Nho giáo bắt đầu xâm nhập.
+ Đạo Phật phát triển
+ Văn hóa dân gian phát triển.
* Nhà Tiền Lê tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 2:
23/07/2024Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 13.1, hình 13.2, hãy nêu những nét chính về thời Ngô.
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương.
- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự
+ Bỏ chức Tiết độ sứ, đặt các chức quan văn, võ.
+ Cử các tướng có công trấn giữ, quản lý các châu.
- Nhận xét: việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.
Câu 3:
23/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, lược đồ 13.1 hãy trình bày quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền.
+ Năm 965, chính quyền trung ương tê liệt, hào trưởng các địa phương nổi dậy cát cứ tạo nên cục diện “loạn 12 sứ quân”.
+ Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư liên kết được với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác.
+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước thống nhất.
Câu 4:
23/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 13.3, hãy cho biết công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh:
+ Dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước.
+ Thi hành nhiều chính sách nhằm củng cố sự thống nhất của đất nước, như: phong vương cho các con, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt; đúc tiền để lưu hành trong cả nước…
Câu 5:
23/07/2024Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 13.2, hãy mô tả tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:
+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là một viên đại thần và hệ thống quan lại, gồm các chức quan văn, quan võ; tăng quan đạo quan.
+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
+ Năm 1002, Lê Đại Hành đổi 10 đạo trong cả nước thành các lộ, phủ và châu.
Câu 6:
23/07/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.4, hãy:
- Yêu cầu số 1: Nêu những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
- Yêu cầu số 2: Trình bày đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
- Yêu cầu số 1: Xã hội tồn tại hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị
+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan, địa chủ, quý tộc, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Giai cấp bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Yêu cầu số 2: Văn hóa:
+ Giáo dục chưa phát triển.
+ Nho giáo bắt đầu xâm nhập, chưa có nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
+ Văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh vật,... phát triển.
Câu 7:
23/07/2024Diễn biến: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường thủy – bộ.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch, buộc thủy quân của Tống phải rút lui.
- Trên bộ, quân dân Tiền Lê chặn đánh quyết liệt, buộc quân Tống phải rút về nước.
Kết quả: cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Tiền Lê thắng lợi.
Câu 8:
22/07/2024Vẽ sơ đồ tư duy về tình hình chính trị, xã hội và văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
Sơ đồ tư duy về tình hình chính trị, xã hội và văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
Câu 9:
17/07/2024Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu tương ứng với các mốc thời gian: 939, 944, 967, 979, 981.
Thời gian |
Sự kiện tiêu biểu |
939 |
Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) |
944 |
Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng là Bình vương |
967 |
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước |
979 |
Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai bị sát hại |
981 |
Cuộc kháng chiến chống Tống nhà Tiền Lê thắng lợi |
Câu 10:
23/07/2024Giới thiệu về một nhân vật lịch sử được đề cập trong bài học.
Giới thiệu về Lê Hoàn
- Lê Hoàn sinh năm 941. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Hoàn người Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Sớm mồ côi cha mẹ, ông được người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân) nhận làm con nuôi. Khi đó, người này đã nhận xét Lê Hoàn "Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được".
- Đến tuổi trưởng thành, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn. Tính tình phóng khoáng lại có chí lớn, ông được Đinh Bộ Lĩnh khen là "người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản một nghìn quân sĩ".
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tức Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đến năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lúc này, Lê Hoàn được làm Thập đạo tướng quân.
- Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi, Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính đảm đương việc nước.
- Khi đất nước đứng trước họa xâm lăng từ phương Bắc, Lê Hoàn được quân sĩ và Dương Thái hậu đồng tình tôn lên ngôi vua thay Đinh Toàn.
- Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, khi ấy 39 tuổi, lên ngôi vua, tức vua Lê Đại Hành, mở đầu vương triều Tiền Lê.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 – 1009) có đáp án (1236 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần (Thế kỉ XIII) có đáp án (392 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 15. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077) có đáp án (391 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400) có đáp án (381 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225) có đáp án (295 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400 – 1407) có đáp án (288 lượt thi)