Bài tập Cơ quan thần kinh có đáp án
Bài tập Cơ quan thần kinh có đáp án
-
89 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cơ quan nào trong cơ thể giúp chúng mình nhớ được các sự kiện của gia đình?
Cơ quan trong cơ thể giúp chúng mình nhớ được các sự kiện của gia đình: não
Câu 2:
19/07/2024Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trong sơ đồ bên.
Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trong sơ đồ bên.
Cơ quan thần kinh bao gồm: não, tủy sống và các dây thần kinh.
Câu 3:
17/07/2024Nhận xét vị trí của não và tuỷ sống trong cơ thể.
Vị trí của não và tủy sống trong cơ thể:
- Não nằm trong hộp sọ.
- Tủy sống nằm trong cột sống.
=> Não nằm ở phần đầu của cơ thể, nối với tủy sống. Tủy sống được nối dài từ não và nối với các dây thần kinh đi khắp cơ thể.
Câu 4:
17/07/2024Xác định vị trí của não và tủy sống trên cơ thể em.
- Não nằm ở phần đầu.
- Tủy sống chạy dọc theo sống lưng.
Câu 5:
17/07/2024Dựa vào sơ đồ dưới đây, hãy nói về chức năng của não.
Chức năng của nào:
- Điều khiển suy nghĩ.
- Điều khiển cảm xúc.
- Điều khiển suy nghĩ.
- Tiếp nhận thông tin từ các giác quan và điều khiển mọi cử động.
- …
Câu 6:
21/07/2024Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển?
Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận não của cơ quan thần kinh điều khiển.
Câu 7:
17/07/2024Não điều khiển những bộ phận nào của cơ thể để phối hợp hoạt động khi em:
- Nghe, viết chính tả?
- Chạy?
- Nghe, viết chính tả: Tai để nghe, tay để viết, mắt để nhìn, não để huy động các kiến thức về viết đúng chính tả.
- Chạy: Chân để chạy, mắt để nhìn, tay để phối hợp cùng chân và cơ thể, mũi và miệng để thở.
Câu 8:
23/07/2024Em sẽ phản ứng thế nào khi bất ngờ chạm tay vào vật nóng?
Phản ứng của em khi bất ngờ chạm tay vào vật nóng: rụt tay lại.
Câu 9:
20/07/2024Nêu ví dụ khác về phản ứng của cơ thể khi bất ngờ gặp kích thích từ bên ngoài.
- Khi chạm tay vào cây xương rồng, tay bị gây xương rồng đâm, tay sẽ phản xạ thụt lại.
- Khi ăn chanh chua, phản ứng của cơ thể là nhăn mặt.
- Khi chạm tay vào nước nóng, phản ứng của cơ thể là rụt tay lại.
- …..
Câu 10:
17/07/2024Chanh – Chua – Cua – Cắp”
Phản ứng nhanh để không bị “ cua cắp”.
Học sinh tham gia trò chơi.
Câu 11:
17/07/2024Cơ quan thần kinh có chức năng gì?
Cơ quan thần kinh có chức năng: tiếp nhận và trả lời kích thích từ bên trọng và bên ngoài; điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Câu 12:
17/07/2024Chúng ta nên và không nên làm gì để không bị chấn thương não, tuỷ sống, các dây thần kinh?
- Nên:
+ Vận động, vui chơi vừa sức.
+ Không đùa nghịch khi chơi thể thao hoặc đi cầu thang để tránh bị ngã.
+ Đội mũ khi đi xe máy.
- Không nên:
+ Vận động, vui chơi quá sức.
+ Đùa nghịch khi đi cầu thang.
+ Không đội mũ khi đi xe máy.
Câu 13:
22/07/2024Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan thần kinh: vui vẻ
- Trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan thần kinh: sợ hãi, bực tức, lo lắng.
Câu 14:
17/07/2024Em hãy nhận xét về cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của mỗi bạn trong hình dưới đây.
- Hình 1: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là âm thầm chịu đựng một mình. Đây là cách ứng xử là không nên. Vì khi có chuyện buồn chúng ta không nên tự chịu đựng một mình.
- Hình 2: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là tâm sự, chia sẻ với bạn. Cách ứng xử của bạn rất tốt. Vì khi chia sẻ với bạn bè, sẽ giúp chúng ta sẽ phần nào bớt được cảm xúc tiêu cực, ngoài ra bạn bè sẽ cho chúng ta những hướng giải quyết nỗi buồn.
- Hình 3: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là chia sẻ với người thân. Cách ứng xử của bạn rất tốt. Vì khi chia sẻ với người thân, chúng ta sẽ phần nào bớt được cảm xúc tiêu cực, ngoài ra người thân sẽ cho chúng ta những hướng giải quyết nỗi buồn.
- Hình 4: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là tìm cách giải quyết, nghĩ đến những điều tốt đẹp khác. Cách ứng xử của bạn rất tốt. Vì chỉ khi giải quyết được nỗi buồn thì chúng ta mới có thể vui vẻ và nghĩ đến những điều tốt đẹp khác sẽ giúp chúng ta điều hòa và ổn định cảm xúc.
Câu 15:
17/07/2024Nếu em gặp chuyện buồn, em sẽ tâm sự, chia sẻ với bố mẹ, gia đình để chia sẻ cảm xúc và xin ý kiến giải quyết. Sau đó sẽ tiếp thu ý kiến của bố mẹ nếu hợp lý và tìm cách giải quyết cho bản thân.
Vì khi chia sẻ với người thân, em sẽ tìm được người lắng nghe, bố mẹ, người thân sẽ động viên, an ủi và gợi ý những cách giải quyết để em có thể bình tĩnh hơn.
Câu 16:
23/07/2024Hãy chia sẻ về ích lợi của mỗi hoạt động trong các hình dưới đây đối với cơ quan thần kinh.
- Hình 1: Vui chơi với các bạn
→ Hoạt động vui chơi vừa sức, trạng thái cảm xúc vui vẻ → Có lợi cho cơ quan thần kinh.
- Hình 2: Ngủ
→ Trạng thái cơ thể nghỉ ngơi → Cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi và thư giãn.
- Hình 3: Vẽ tranh
→ Trạng thái cảm xúc thư giãn → Cơ quan thần kinh được thoải mái, thư giãn.
- Hình 4: Tham gia hội diễn văn nghệ
→ Trạng thái cảm xúc vui vẻ → Có lợi cho cơ quan thần kinh.
Câu 17:
17/07/2024Kể thêm một số hoạt động có lợi đối với cơ quan thần kinh.
Một số hoạt động có lợi đối với cơ quan thần kinh:
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Giữ cảm xúc vui vẻ, ổn định
- Chấp hành luật an toàn giao thông.
- ….
Câu 18:
18/07/2024Lập thời gian biểu của em theo gợi ý dưới đây.
Buổi |
Giờ |
Hoạt động |
Sáng |
6:15 – 11:00 |
Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, đi học. |
Trưa |
11:00 – 1:00 |
Ăn uống, ngủ trưa. |
Chiều |
13:00 – 18:00 |
Đi học, làm việc nhà, chơi thể thao vừa sức. |
Tối |
18:00 – 22:00 |
Ăn tối, làm việc nhà, học bài, xem ti vi, ngủ. |
Câu 19:
17/07/2024Chia sẻ với bạn và thực hiện thời gian biểu của em.
Học sinh chia sẻ với bạn và thực hiện thời gian.