Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Bài tập Chuyên đề Các lĩnh vực của Sử học có đáp án

Bài tập Chuyên đề Các lĩnh vực của Sử học có đáp án

Bài tập Chuyên đề Các lĩnh vực của Sử học có đáp án

  • 1280 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Lịch sử thường được trình bày bằng những cách nào? Lịch sử được phân chia theo những lĩnh vực nào? Thế nào là lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới? Nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam là gì?

Xem đáp án

- Lịch sử thường được trình bày theo 2 cách: câu truyện lịch sử bằng lời kể và lịch sử thành văn

- Lịch sử được phân chia thành 4 lĩnh vực: lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội và lịch sử kinh tế.

- Phân biệt lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới:

+ Lịch sử dân tộc: là lịch sử của một quốc gia. Nội dung chính của lịch sử dân tộc là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...

+ Lịch sử thế giới: là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới. Nội dung của lịch sử thế giới là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian.

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam

+ Đối tượng: là những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử. Do tính đa dạng đó, đối tượng thường tập trung vào những giá trị văn hoá cốt lõi, tiêu biểu.

+ Phạm vi: là những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam (về không gian) từ khi con người xuất hiện đến nay (về thời gian).

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam

+ Đối tượng: là hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.

+ Phạm vi: tập trung vào hai lĩnh vực chính là tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam

+ Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam là những vấn đề xã hội diễn ra trong quá khứ.

+ Phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam là những lĩnh vực như cơ cấu giai cấp, quan hệ xã hội, phân tầng xã hội,...

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lịch sử kinh tế Việt Nam:

+ Đối tượng: là các nền kinh tế, các hiện tượng và lĩnh vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam trong quá khứ.

Phạm vi: chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế đó trong nền kinh tế nói chung.


Câu 2:

23/07/2024

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5, hãy nêu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống. Lấy ví dụ.

Xem đáp án

* Lịch sử thường được trình bày dưới hai cách: câu truyện lịch sử bằng lời kể và lịch sử thành văn.

- Hình thức trình bày: câu truyện lịch sử bằng lời kể

+ Câu chuyện lịch sử bằng lời kể: không có tác giả cụ thể, được truyền miệng từ đời này sang đời khác; thường có yếu tố hoang đường, kì ảo

+ Ví dụ: sách Lĩnh Nam chích quái gồm 22 truyện, tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam

- Hình thức trình bày: lịch sử thành văn. Về cơ bản, các tác phẩm lịch sử thành văn được trình bày theo hai cách khác nhau:

+ Công trình ghi chép lịch sử, xuất hiện từ thời cổ đại, gồm: sử biên niên, sử kỉ truyện, sử cương mục, sử thực lục, tiểu thuyết lịch sử,... Ví dụ: sách Đại Việt sử kí toàn thư; sách Lam Sơn thực lục; tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí;

+ Công trình nghiên cứu lịch sử, xuất hiện phổ biến từ thế kỉ XIX, gồm: sách chuyên khảo, bài báo, luận văn, luận án,.... Ví dụ: sách chuyên khảo về: Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Lịch sử văn minh thế giới….


Câu 3:

05/10/2024

Đọc thông tin, hãy:

- Giải thích khái niệm thông sử.

- Nêu nội dung chính của thông sử.

Xem đáp án

* Trả lời:

- Thông sử là lịch sử trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ. Về phạm vi, thông sử có thể là lịch sử quốc gia, lịch sử khu vực, lịch sử thế giới.

- Nội dung chính của thông sử thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

* Mở rộng:

 Thông sử:

- Đối tượng nghiên cứu: các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử, các nhân vật lịch sử, những chuyện xảy ra trong lịch sử,...

- Phạm vi nghiên cứu: lịch sử thế giới, dân tộc

- Cách tiếp cận: Tiếp cận một cách  tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử.

* Lịch sử văn hóa

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống văn hoá của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển đời sống vật chất, đời sống tinh thần, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử xã hội

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và những vấn đề về đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại.

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử tư tưởng

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các bộ phận chủ yếu: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị; tư tưởng tôn giáo…

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử kinh tế

- Đối tượng nghiên cứu: Các phương thức sản xuất, gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành phát triển chuyển biến kinh tế qua các thời kì lịch sử (gồm cơ sở nền tảng, cơ cấu kinh tế, hoạt động kinh tế,...).

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 2: Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

 

Câu 4:

13/07/2024

Đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 1.1, hình 1.6, hãy nêu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử. Giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực

Xem đáp án

- Một số lĩnh vực của lịch sử:

+ Lịch sử văn hóa: nghiên cứu về những thành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

+ Lịch sử tư tưởng: nghiên cứu về hệ thống những quan điểm, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và con người.

+ Lịch sử kinh tế: nghiên cứu về các hoạt động của con người liên quan đến quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối của cải vật chất.

+ Lịch sử xã hội: nghiên cứu về quan hệ xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, mâu thuẫn xã hội

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:

+ Tìm hiểu, cung cấp những tri thức chuyên sâu về một lĩnh vực trong quá khứ

+ Giúp bổ sung và làm phong phú thêm tri thức tổng quát về lịch sử.


Câu 5:

17/07/2024

Đọc thông tin và quan sát các hình 1.7, 1.8 hãy nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới

Xem đáp án

- Lịch sử dân tộc:

+ Là lịch sử của một quốc gia. Ví dụ: lịch sử Việt Nam, lịch sử Nhật Bản,...

+ Nội dung chính của lịch sử dân tộc là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Quá trình này là lịch sử chung của các địa phương, các dân tộc đã và đang tạo thành dân tộc đó.

- Lịch sử thế giới:

+ Là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới.

+ Nội dung của lịch sử thế giới là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian. Quá trình này là sản phẩm tương tác của nhiều chủ thể và lực lượng lịch sử, không phải là phép cộng đơn thuần của lịch sử tất cả các quốc gia, cũng không chỉ giới hạn ở lịch sử của một số quốc gia - dân tộc có vai trò nổi bật.


Câu 6:

16/07/2024

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.9 đến 1.12, hãy:

- Nêu đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam

- Tóm tắt những nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam trên trục thời gian.

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam

- Đối tượng: là những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử. Do tính đa dạng đó, đối tượng thường tập trung vào những giá trị văn hoá cốt lõi, tiêu biểu.

- Phạm vi: là những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam (về không gian) từ khi con người xuất hiện đến nay (về thời gian).

Yêu cầu số 2: sơ đồ trục thời gian (tham khảo)

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.9 đến 1.12, hãy: - Nêu đối tượng và (ảnh 1)


Câu 7:

13/07/2024

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.13 đến 1.16, hãy:

- Nêu đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam

- Tóm tắt những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam

- Đối tượng: là hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.

- Phạm vi: tập trung vào hai lĩnh vực chính là tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.

Yêu cầu số 2: sơ đồ trục thời gian (tham khảo)

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.13 đến 1.16, hãy:  (ảnh 1)

Câu 8:

19/07/2024

Đọc thông tin và quan sát hình 1.17, hãy:

- Nêu đối tượng và phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam

- Tóm tắt những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên trục thời gian

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Đối tượng và phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam

- Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam là những vấn đề xã hội diễn ra trong quá khứ.

- Phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam là những lĩnh vực như cơ cấu giai cấp, quan hệ xã hội, phân tầng xã hội,...

Yêu cầu số 2: Sơ đồ trục thời gian (tham khảo)

Đọc thông tin và quan sát hình 1.17, hãy: - Nêu đối tượng và phạm vi của lịch sử  (ảnh 1)

Câu 9:

20/07/2024

Đọc thông tin và quan sát hình 1.18 đến 1.21, hãy:

- Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam. Lấy ví dụ về một công trình lịch sử kinh tế Việt Nam

- Tóm tắt những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian
Xem đáp án

Yêu cầu số 1:

- Đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam là các nền kinh tế, các hiện tượng và lĩnh vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam trong quá khứ.

- Ví dụ: một số công trình lịch sử kinh tế Việt Nam:

+ Sách Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 – 1989 của tác giả Đặng Phong

+ Sách Lịch sử kinh tế Việt Nam của tác giả Võ Văn Sen

+ Sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000 do tác giả Đặng Phong (chủ biên).

Yêu cầu số 2: Sơ đồ trục thời gian (tham khảo)

Đọc thông tin và quan sát hình 1.18 đến 1.21, hãy: - Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế (ảnh 1)

Câu 10:

20/07/2024

Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới khác nhau như thế nào?

Xem đáp án

 

Lịch sử dân tộc

Lịch sử thế giới

Khái niệm

Là lịch sử của một quốc gia.

- Là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới

Nội dung

- Là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...

- Là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian.


Câu 12:

22/07/2024

Lập bảng khái quát đặc điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử theo gợi ý sau:

Thời kì

Đặc điểm nổi bật

?

?

Xem đáp án

Thời kì

Đặc điểm nổi bật

Thời nguyên thủy và buổi đầu dựng nước

- Người Việt cổ tin rằng sau khi chết sẽ sang “thế giới bên kia" và sùng bái sức mạnh tự nhiên.

- Tư duy về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc đã được định hình

Thời Bắc thuộc

- Người Việt Nam tiếp thu những hệ tư tưởng từ bên ngoài như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ

Thời quân chủ độc lập

- Về cơ bản Nho giáo luôn đóng vai trò là hệ tư tưởng chính trị chính thống, được các triều đại bảo vệ và thúc đẩy.

- Tư tưởng lấy dân làm gốc và trọng dụng hiền tài cũng được chú trọng.

Thời Pháp thuộc

- Các khuynh hướng tư tưởng mới (dân chủ tư sản; chủ nghĩa Mác – Lênin) từng bước du nhập vào Việt Nam.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin đã mở ra khuynh hướng vô sản, dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thời hiện đại

- Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chủ yếu của xã hội Việt Nam, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Câu 13:

20/07/2024

Sưu tầm, lựa chọn 10 sự kiện lịch sử kinh tế Việt Nam thời kì Đổi mới và trình bày theo cách biên niên.

Xem đáp án

- Năm 1986, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới đất nước một cách toàn diện và triệt để, trong đó, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

- Năm 1992, Việt Nam kí kết với các nước EU Hiệp định buôn bán hàng dệt may

- Năm 1993, Việt Nam tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

- Năm 2000, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,53% GDP, giảm 13,53 điểm phần trăm so với năm 1986; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,73%, tăng 7,85 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 38,74%, tăng 5,68 điểm phần trăm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì được kí kết tại Oasinhtơn. Đến ngày 10/12/2001, Hiệp định thương mại này chính thức có hiệu lực.

- Tháng 12/2004, Hiệp định về tiếp cận thị trường song phương Việt Nam – EU được kí tắt. Tiếp theo Hiệp định này, EU đồng ý ngừng áp dụng các hạn chế bằng hạn ngạch đối với hàng dệt-may nhập khẩu từ Việt Nam qua Hiệp định "thu hoạch sớm". Ðổi lại, Việt Nam đồng ý chính thức hóa cam kết không phân biệt đối xử với các công ty EU và một số biện pháp mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU quan tâm.

- Năm 2005. Hiệp định tự do thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc được kí kết

- Năm 2007, Việt Nam ra nhập WTO và trở thành thành viên tứ 150 của tổ chức này

- Năm 2008, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – ASEAN – Nhật Bản được kí kết. Cùng năm đó, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.


Bắt đầu thi ngay