Bài tập Chuyên đề Biến đổi khí hậu có đáp án
Bài tập Chuyên đề Biến đổi khí hậu có đáp án
-
1008 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Biến đổi khí hậu là gì? Em có thể làm gì để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu?
- Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan.
- Một số biện pháp HS làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng.
+ Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm điện.
+ Sử dụng các phương tiện công cộng, đi bộ hoặc xe đạp tới trường.
+ Tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu...
Câu 2:
13/07/2024Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan.
Câu 3:
21/07/2024Đọc thông tin và các biểu đồ trong mục 2, hãy trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu là
- Tăng nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1°C trong giai đoạn 1901 - 2020.
+ Nhiệt độ có xu thế tăng nhanh hơn ở vùng vĩ độ cao và vùng nằm sâu trong lục địa.
- Thay đổi lượng mưa
+ Lượng mưa tăng ở phần lớn các khu vực trên toàn cầu trong giai đoạn 1901 - 2020.
+ Tăng ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, giảm ở nhiều khu vực nhiệt đới.
+ Lượng mưa trên toàn cầu cũng có xu hướng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
- Gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan
+ Nhiều kỉ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã được xác lập trong vài thập kỉ qua.
+ Số đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mô toàn cầu.
+ Các đợt hạn xảy ra ngày càng khắc nghiệt và kéo dài hơn,…
- Mực nước biển dâng
+ Tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 2,2 mm/năm.
+ Mực nước biển toàn cầu có xu thế tăng nhưng không đồng nhất giữa các khu vực.
Câu 4:
13/07/2024Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu là:
- Sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái Đất.
- Dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời,...
Câu 5:
18/07/2024Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy giải thích nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là:
* Các nguyên nhân tự nhiên
- Sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái Đất.
- Dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời,...
* Nguyên nhân con người
- Các khí nhà kính chủ yếu do con người phát thải: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs,…
- Các hoạt động phát thải khí nhà kính trên thế giới:
+ Ngành năng lượng phát thải nhiều khí nhà kính nhất.
+ Con người đã phát thải khí nhà kính do nạn đốt phá rừng, phát thải từ đất đai,…
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp: sản xuất lúa nước, chăn nuôi và đốt sinh khối.
+ Các hoạt động của ngành giao thông vận tải liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.
+ Chất thải và nước thải phát thải các khí CH4, N2O từ bãi rác, nước thải,…
Câu 6:
22/07/2024Dựa vào thông tin và các hình trong mục 1, hãy phân tích các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và hệ sinh thái.
Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và hệ sinh thái
|
Tự nhiên |
Sinh thái |
Tác động |
- Sự mở rộng của vành đai nóng về phía hai cực và vành đai nhiệt đới lên cao hơn ở các vùng núi cao. - Gia tăng phần đất trên các khu vực băng tan và tuyết lở ở các vùng núi. - Gia tăng dòng chảy trên các dòng sông băng vào mùa xuân. - Các sông, hồ nóng lên do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước. - Gia tăng đáng kể các thiên tai và cường độ các cơn bão đều tăng lên,… |
- Sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa làm ranh giới các hệ sinh thái thay đổi. - Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn. Các loài côn trùng, chim, cá di cư sớm hơn. - Gia tăng các quần cư sinh vật trôi nổi trên các biển ở vĩ độ cao và ở các hồ trên cao. - Quá trình axit hóa đại dương làm suy giảm độ phủ và tính đa dạng sinh học của các rạn san hô. |
Hệ quả |
- Làm thay đổi các quá trình tự nhiên, đặc điểm môi trường các đới và các đai cao tự nhiên. - Nhiều vùng đất bị biến đổi tính chất (trở thành đất nhiễm mặn, hoang mạc hoá,...) dẫn đến phải đầu tư nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất. - Nhiều thiên tai trở thành thảm họa thiên nhiên,… |
- Biến đổi môi trường sống của các loài sinh vật. - Gia tăng suy thoái môi trường (ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên rừng). - Làm suy giảm đa dạng sinh học,... |
Câu 7:
23/07/2024Đọc thông tin trong mục 2, hãy phân tích các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế và đời sống, sức khoẻ con người.
Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế và đời sống, sức khoẻ con người.
|
Các ngành kinh tế |
Đời sống, sức khỏe con người |
Tác động |
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản + Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng. + Gia tăng thiên tai, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi. + Biến đổi khí hậu làm suy thoái rừng, gia tăng nguy cơ cháy rừng. + Năng suất một số cây lương thực có khả năng tăng nhẹ,… - Công nghiệp + Gia tăng chi phí cho năng lượng làm mát trong sản xuất công nghiệp. + Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không ổn định. + Hoạt động công nghiệp bị ảnh hưởng do gia tăng các thiên tai. - Dịch vụ + Thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông,… + Giảm số ngày có thể khai thác các hoạt động du lịch. + Mực nước biển dâng khiến nhiều khu du lịch biển không còn tồn tại. |
- Mực nước biển dâng và gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đời sống người dân vùng chịu ảnh hưởng. - Nhiệt độ ấm làm cho nhiều loài côn trùng gây bệnh phát triển mạnh hơn, gia tăng các đợt dịch sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,... - Tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hoá, bệnh về da do chất lượng môi trường không khí và môi trường nước giảm. - Nắng nóng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt đối với người già, người mắc bệnh tim, phổi, người mắc bệnh nền. - Nguy cơ nạn đói cũng gia tăng do mất mùa bởi hạn hán, lũ lụt,...
|
Hệ quả |
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản + Mất đất canh tác, thu hẹp không gian sản xuất. + Thiếu nước cho sản xuất, tăng chi phí cho công tác thuỷ lợi. + Giảm năng suất, chất lượng của nông sản, thuỷ sản. - Công nghiệp: gia tăng chi phí đầu tư sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất. - Dịch vụ + Tăng chi phí xây dựng, bảo trì hệ thống giao thông. + Giảm doanh thu từ các hoạt động dịch vụ như du lịch, vận tải. |
- Cuộc sống của con người trở nên khắc nghiệt và bấp bênh hơn. - Làm suy giảm sức khoẻ con người, dẫn đến tăng nguồn chi cho hệ thống y tế, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động,... |
Câu 8:
17/07/2024Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy giải thích tầm quan trọng và sự cấp bách của việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Tầm quan trọng
Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là sự can thiệp của con người nhằm giảm thiểu các nguồn phát thải hoặc tăng cường sự hấp thụ các khí nhà kính.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của con người trước các tác động của biến đổi khí hậu trong hiện tại và tương lai.
* Sự cấp bách
Ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách đối với mọi quốc gia, mọi địa phương, do:
- Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, tác động nặng nề đến tự nhiên và hệ sinh thái, đến kinh tế, xã hội, sức khoẻ con người.
- Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì 10 - 12% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể tổn thất khoảng 10%. Ứng phó với biến đổi khí hậu cũng hỗ trợ cho mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của con người.
Câu 9:
13/07/20241. Hệ thống hoá các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
2. Nêu các giải pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện.
1. Nhóm giải pháp giảm nhẹ
- Giảm thiểu nguồn phát thải:
+ Hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo.
+ Đầu tư thay đổi công nghệ để giảm lượng phát thải khí nhà kính từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận,…
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về BĐKH để thay đổi hành vi trong sinh hoạt.
- Tăng cường sự hấp thụ các khí nhà kính:
+ Trồng rừng, trồng các giống cây có sinh khối cao
+ Quản lý rừng và bảo vệ rừng.
+ Thành lập và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Một số giải pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước và nhiên liệu.
- Tăng cường sử dụng xe công cộng hoặc xe đạp, đi bộ đi học.
- Trồng cây xanh, tuyên truyền vận động người thân dọn vệ sinh,…
Câu 10:
19/07/2024Hãy hệ thống hoá các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao năng lực dự báo và giám sát khí hậu, thiên tai.
- Trong sản xuất:
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để thích ứng với sự biến đổi của khí hậu.
+ Quy hoạch, nâng cấp lại hệ thống thuỷ lợi để ứng phó với tình trạng lũ và hạn hán.
+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy rừng.
+ Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước.
+ Nâng cao chất lượng cho mạng lưới giao thông trước tác động của thiên tai,…
- Trong đời sống:
+ Quy hoạch các khu dân cư an toàn trước thiên tai.
+ Tuyên truyền, giáo dục các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh,…
Câu 11:
07/11/2024Vẽ sơ đồ khái quát tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động kinh tế.
* Trả lời:
Sơ đồ khái quát tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động kinh tế.
Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- Tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
- Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
II. Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.
- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
a. Nhân tố: vị trí địa lí
- Quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Trao đổi nông sản, thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ
b. Nhân tố: điều kiện tự nhiên
- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu cây trồng, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố cây trồng…
- Khí hậu và nguồn nước:
+ Cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi; mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ; sự phân bổ nông nghiệp
+ Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, phù sa, nước tưới,...
- Sinh vật: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở thức ăn, môi trường sản xuất,…
c. Nhân tố: kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động:
+ Lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Nguồn tiêu thụ sản phẩm.
- Khoa học - công nghệ:
+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật:
+ Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
+ Tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
- Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường:
+ Phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất.
+ Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
+ Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 12:
20/07/2024Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở địa phương, viết một bài báo cáo về thực trạng và đề xuất các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.
Học sinh ở khu vực nào thì trình bày trình hình biến đổi khí hậu của địa phương đó.
Học sinh chú ý các ý lớn xuất hiện trong bài trình bày:
- Thực trạng biến đổi khí hậu ở địa phương.
- Nguyên nhân (tự nhiên và kinh tế, xã hội).
- Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với vấn đề lựa chọn.
- Giải pháp: Đưa ra một số giải pháp bản thân và gia đình, xã hội dễ thực hiện.