Bài tập Chủ đề 1. Các cuộc đại phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI có đáp án
Bài tập Chủ đề 1. Các cuộc đại phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI có đáp án
-
71 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Tàu Ca-ra-ven là loại tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn. Trong những thế kỉ XV – XVI, các nhà thám hiểm châu Âu đã dùng loại tàu này để vượt đại dương trong các cuộc phát kiến địa lí. Vậy các cuộc phát kiến địa lí có nguyên nhân, điều kiện, nội dung và tác động như thế nào?
- Nguyên nhân:
+ Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới… từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi, buôn bán với các nước ở châu Á.
+ Từ thế kỉ XV, con đường buôn bán giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải, bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn.
=> Đặt yêu cầu bức thiết phải tìm kiếm những con đường giao thương mới.
- Điều kiện:
+ Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất (thuyết Nhật Tâm).
+ Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất mới.
+ Con người đã biết sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi đi trên biển.
+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, như loại tàu Ca-ra-ven…
+ Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến châu Âu…
- Nội dung:
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Tác động:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
+ Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
Câu 2:
17/07/2024Đọc thông tin và quan sát lược đồ hình 1.3, các hình từ 1.1 đến 1.4, hãy:
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.
- Phân tích điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí.
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí:
+ Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới… từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi, buôn bán với các nước ở châu Á.
+ Từ thế kỉ XV, con đường buôn bán giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải, bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn.
=> Đặt yêu cầu bức thiết phải tìm kiếm những con đường giao thương mới.
- Điều kiện thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lí
+ Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất (thuyết Nhật Tâm).
+ Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất mới.
+ Con người đã biết sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi đi trên biển.
+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, như loại tàu Ca-ra-ven…
+ Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến châu Âu…
Câu 3:
18/07/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 1.2, hình 1.5, hãy:
- Trình bày hành trình phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô.
- Giải thích vì sao C. Cô-lôm-bô lại đi về hướng tây khi tìm đường đến Ấn Độ.
- Nêu ý nghĩa phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô.
- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:
+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.
+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.
- Lý do C. Cô-lôm-bô lại đi về hướng tây khi tìm đường đến Ấn Độ
+ C.Cô-lôm-bô tin rằng Trái Đất hình cầu. Nhưng cũng như giới trí thức châu Âu đương thời, C.Cô-lôm-bô đã đánh giá sai kích thước của Trái Đất, ông đã tính toán rằng, vị trí của Ấn Độ nằm ở vị trí đúng ra là của khu vực Bắc Mĩ hiện nay.
+ Mặt khác, C.Cô-lôm-bô cũng tin rằng, chỉ có mình Đại Tây Dương nằm giữa châu Âu và Ấn Độ (lúc này con người chưa biết đến sự tồn tại của Thái Bình Dương).
=> Do đó, C.Cô-lôm-bô đã quyết định đi về hướng tây.
- Ý nghĩa phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô: nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.
Câu 4:
17/07/2024Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1.3, hình 1.6, hãy:
- Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng.
- Nêu ý nghĩa phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng.
- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:
+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.
- Ý nghĩa:
+ Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương.
+ Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu.
Câu 5:
17/07/2024Đọc thông tin và sơ đồ 1, hình 1.7, 1.8 hãy phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lí.
- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
+ Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Tác động tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
Câu 6:
18/07/2024hãy lập bảng theo mẫu dưới đây để tóm tắt những nội dung cơ bản về hai cuộc đại phát kiến địa lí.
Nhà hàng hải |
Thời gian |
Kết quả |
Ý nghĩa |
C. Cô-lôm-bô |
- Lần 1: năm 1492 - Lần 2: năm 1493. - Lần 3: năm 1498 - Lần 4: năm 1502 |
Tìm ra châu Mỹ |
Thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục. |
Ph. Ma-gien-lăng |
1519 - 1522 |
Tìm ra điểm cực nam châu Mỹ và Thái Bình Dương |
Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu. |
Câu 7:
17/07/2024Theo em, tác động nào của các cuộc đại phát kiến địa lí là quan trọng nhất? Tại sao?
- Mở ra những con đường mới, tìm ra những vùng đất mới, thị trường mới… là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.
- Vì: các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường thương mại mới để kết nối phương Đông với phương Tây. Với kết quả đạt được, các cuộc phát kiến địa lí đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu đặt ra.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 8:
20/07/2024So với thế kỉ XV – XVI, ngày nay, chúng ta có thể đi vòng quanh Trái Đất bằng những con đường và phương tiện nào? Vì sao?
- Ngày nay, chúng ta có thể đi vòng quanh Trái Đất thông qua các tuyển đường bộ, đường biển, đường hàng không; bằng các phương tiện như: ô tô, xe máy, xe đạp, tàu (đối với đường bộ); tàu thuyền (đối với đường biển) và máy bay (đối với đường hàng không).
- Vì: hiện nay, giao thông vận tải đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, các quốc gia ngày càng đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế - văn hóa với nhau.
Câu 9:
23/07/2024Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp.
(*) Thông tin tư liệu về C.Cô-lôm-bô
- C. Cô-lôm-bô (1451 – 1506) là nhà hàng hải, nhà thám hiểm nổi tiếng người Italia.
- Trong thời gian từ năm 1492 – 1502, ông đã tiến hành 4 cuộc hành trình sang châu Mỹ. Ông là người phát hiện ra châu Mỹ nhưng cho đến khi qua đời, ông vẫn lầm tưởng đó là Ấn Độ.
(*) Thông tin tư liệu về Ph. Ma-gien-lăng
- Ph. Ma-gien-lăng là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha nhưng sau đó đã sang Tây Ban Nha nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho chuyến đi đến “quần đảo gia vị” (thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay).
- Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.