Bài tập Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh có đáp án
Bài tập Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh có đáp án
-
167 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Hãy thể hiện các gương mặt cảm xúc theo hình dưới đây. Em thích gương mặt nào? Vì sao?
Trả lời:
- Học sinh thể hiện các gương mặt.
- Em thích gương mặt cười số 2 nhất. Vì trông rất vui vẻ.
Câu 2:
23/07/2024Quan sát hình vẽ và cho biết việc làm nào có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh. Vì sao?
Trả lời:
- Việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh: Hình 2, hình 3, hình 5, hình 7.
Vì ở các hình đó, các bạn được vui chơi thoải mái bên gia đình, bạn bè, người thân, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
- Việc làm có hại cho cơ quan thần kinh: Hình 4, hình 6, hình 8, hình 9.
Vì các bạn trong hình tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, ăn uống không điều độ, phân biệt đối xử giữa các bạn và đùa nghịch nguy hiểm.
Câu 3:
17/07/2024Em hãy kể thêm một số việc làm có lợi và một số việc làm có hại cho cơ quan thần kinh.
Trả lời:
- Một số việc làm có lợi:
+ Ăn uống đủ chất.
+ Ngủ đủ giấc.
+ Nghỉ ngơi và vui chơi điều độ.
+ Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
+ Thói quen suy nghĩ và hành động tích cực,..
- Một số việc làm có hại:
+ Ăn uống thiếu chất.
+ Thiếu ngủ.
+ Vui chơi và vận động quá sức.
+ Suy nghĩ và hành động tiêu cực.
+ Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy,…
Câu 4:
17/07/2024Em sẽ có cảm xúc như thế nào khi gặp các tình huống sau:
Trả lời:
+ Khi bị mắng, em sẽ thấy rất buồn, có lỗi và ăn năn.
+ Khi được mẹ khen, em sẽ cảm thấy rất vui, hãnh diện và tự hào.
Câu 5:
18/07/2024Trả lời:
- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan thần kinh: 13, 14, 15
- Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan thần kinh: 12
Câu 6:
17/07/2024Hãy kể thêm những thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan thần kinh.
Trả lời:
- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan thần kinh: thịt, cá, rau củ quả, nước ép, sinh tốt, các loại hạt, sữa, trứng,….
- Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan thần kinh: nước ngọt, bim bim, đồ uống có cồn như rượu bia, đồ chiên nhiều dầu, đồ uống có ga,…
Câu 7:
17/07/2024Lập thời gian biểu các hoạt động trong ngày của em theo gợi ý sau:
Trả lời:
Thời gian biểu |
|
Thời gian |
Hoạt động |
6 giờ – 6 giờ 30 phút |
Tập thể dục, vệ sinh cá nhân,.. |
6 giờ 30 phút – 7 giờ |
Ăn sáng |
7 giờ - 10 giờ 30 phút |
Đi học |
10 giờ 30 phút – 11 giờ |
Giúp mẹ làm việc nhà |
11 - 12 giờ |
Ăn trưa |
12 - 1 giờ |
Ngủ trưa |
2 – 4 giờ 30 phút |
Đi học |
4 giờ 30 – 5 giờ |
Chơi thể thao |
5 giờ - 5 giờ 30 phút |
Giúp mẹ làm việc nhà |
5 giờ 30 phút – 6 giờ |
Tắm rửa vệ sinh |
6 – 7 giờ |
Ăn tối |
7 – 9 giờ |
Học bài |
9 – 9:30 |
Vệ sinh cá nhân |
Sau 9:30 |
Đi ngủ |
Câu 8:
17/07/2024Chia sẻ với các bạn về thời gian biểu của em.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ với các bạn về thời gian biểu của em ở câu 1.
Câu 9:
17/07/2024Em khuyên bạn điều gì trong các tình huống dưới đây? Giải thích vì sao em đưa ra lời khuyên đó.
Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn không nên thức khuya như thế. Vì rất có hại cho cơ quan thần kinh. Mắt và các cơ quan khác làm việc quá sức gây mệt mỏi,…
- Tình huống 2: Em sẽ khuyên bạn không nên chơi điện tử quá lâu, chỉ nên chơi 1 tiếng. Vì rất có hại cho mắt và sức khỏe. Có thể khiến mắt bị cận.
Câu 10:
17/07/2024Chia sẻ với bạn những việc em đã làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh.
Trả lời:
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Giữ cảm xúc vui vẻ, ổn định
- Chấp hành luật an toàn giao thông.
- Ăn uống đầy đủ, đủ chất.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy,….
- ….