Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến có đáp án

Bài tập Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến có đáp án

Bài tập Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến có đáp án

  • 173 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

17/07/2024

a) Viết biểu thức biểu thị:

- Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x cm;

- Thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh là 2x cm.

b) Các biểu thức trên có dạng như thế nào?

Xem đáp án

a) Biểu thức biểu thị diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x cm là: x2 (cm2).

Biểu thức biểu thị thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh là 2x cm là:

(2x)3 = 8x3 (cm3).

b) Các biểu thức trên gồm tích của 1 số với lũy thừa có số mũ nguyên dương của một biến.


Câu 3:

23/07/2024

a) Viết biểu thức biểu thị:

- Quãng đường ô tô đi được trong thời gian x (h), nếu vận tốc của ô tô là 60 km/h;

- Tổng diện tích của các hình: hình vuông có độ dài cạnh là 2x cm; hình chữ nhật có các kích thước là 3 cm và x cm; hình thoi có độ dài hai đường chéo là 4 cm và 8 cm.

b) Các biểu thức trên có bao nhiêu biến? Mỗi số hạng xuất hiện trong biểu thức có dạng như thế nào?

Xem đáp án

a) Biểu thức biểu thị quãng đường ô tô đi được trong thời gian x (h) với vận tốc 60 km/h là: 60 . x (km).

Biểu thức biểu thị tổng diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là 2x cm; hình chữ nhật có các kích thước là 3 cm và x cm; hình thoi có độ dài hai đường chéo là 4 cm và 8 cm là:

(2x)2 + 3 . x +  . 4 . 8 = 4x2 + 3x + 16 (cm2).

b) Các biểu thức trên có một biến, mỗi số hạng xuất hiện trong biểu thức có dạng đơn thức.


Câu 5:

17/07/2024

Cho hai đơn thức của cùng biến x là 2x2 và 3x2.

a) So sánh số mũ của biến x trong hai đơn thức trên.

b) Thực hiện phép cộng 2x2 + 3x2.

c) So sánh kết quả của hai phép tính: 2x2 + 3x2 và (2 + 3)x2.

Xem đáp án

a) Số mũ của biến x trong hai đơn thức trên bằng nhau và bằng 2.

b) 2x2 + 3x2 = (x2 + x2) + (x2 + x2 + x2) = x2 + x2 + x2 + x2 + x2 = 5x2.

c) Ta có (2 + 3)x2 = 5x2 do đó 2x2 + 3x2 = (2 + 3)x2.


Câu 6:

18/07/2024

Thực hiện mỗi phép tính sau:

a) x2 + 14x2 - 5x2;

b) y4 + 6y4 - 25y4;

Xem đáp án

a) x2 + 14x2 - 5x2 = 1+145x2 = 44+14204x2 = 154x2.

b) y4 + 6y4 - 25y4 = 1+625y4 = 55+30525y4 = y4.


Câu 7:

17/07/2024

Cho đa thức P(x) = x2 + 2x2 + 6x + 2x - 3.

a) Nêu các đơn thức của biến x có trong đa thức P(x).

b) Tìm số mũ của biến x trong từng đơn thức nói trên.

c) Thực hiện phép cộng các đơn thức có cùng số mũ của biến x sao cho trong đa thức P(x) không còn hai đơn thức nào có cùng số mũ của biến x.

Xem đáp án

a) Các đơn thức của biến x có trong đa thức P(x) là: x2; 2x2; 6x; 2x; -3.

b) Số mũ của x trong đơn thức x2 là 2.

Số mũ của x trong đơn thức 2x2 là 2.

Số mũ của x trong đơn thức 6x là 1.

Số mũ của x trong đơn thức 2x là 1.

Số mũ của x trong đơn thức -3 là 0.

c) P(x) = x2 + 2x2 + 6x + 2x - 3

P(x) = (x2 + 2x2) + (6x + 2x) - 3

P(x) = 3x2 + 8x - 3.

Vậy P(x) = 3x2 + 8x - 3.


Câu 8:

17/07/2024

Thu gọn đa thức:

P(y) = -2y3 + y + 117y3 + 3y2 - 5 - 6y2 + 9.

Xem đáp án

P(y) = -2y3 + y + 117y3 + 3y2 - 5 - 6y2 + 9

P(y) = (-2y3 + 117y3) + (3y2 - 6y2) + y + (- 5 + 9)

P(y) = 147y3+117y3 + (-3y2) + y + 4

P(y) = 37y3 - 3y2 + y + 4.

Vậy P(y) = 37y3 - 3y2 + y + 4.


Câu 9:

22/07/2024

Cho đa thức R(x) = -2x2 + 3x2 + 6x + 8x4 - 1.

a) Thu gọn đa thức R(x).

b) Trong dạng thu gọn của đa thức R(x), sắp xếp các đơn thức theo số mũ giảm dần của biến.

Xem đáp án

a) R(x) = -2x2 + 3x2 + 6x + 8x4 - 1

R(x) = (-2x2 + 3x2) + 6x + 8x4 - 1

R(x) = x2 + 6x + 8x4 - 1.

Vậy R(x) = x2 + 6x + 8x4 - 1.

b) R(x) = x2 + 6x + 8x4 - 1

R(x) = 8x4 + x2 + 6x - 1.

Vậy R(x) = 8x4 + x2 + 6x - 1.


Câu 10:

23/07/2024

Sắp xếp đa thức H(x) = -0,5x8 + 4x3 + 5x10 - 1 theo:

a) Số mũ giảm dần của biến;

b) Số mũ tăng dần của biến.

Xem đáp án

a) Sắp xếp H(x) theo thứ tự giảm dần số mũ của biến:

H(x) = 5x10 - 0,5x8 + 4x3 - 1.

b) Sắp xếp H(x) theo thứ tự tăng dần số mũ của biến:

H(x) = -1 + 4x3 - 0,5x8 + 5x10.


Câu 11:

17/07/2024

Cho đa thức P(x) = 9x4 + 8x3 - 6x2 + x - 1 - 9x4.

a) Thu gọn đa thức P(x).

b) Tìm số mũ cao nhất của x trong dạng thu gọn của P(x).

Xem đáp án

a) P(x) = 9x4 + 8x3 - 6x2 + x - 1 - 9x4

P(x) = (9x4 - 9x4) + 8x3 - 6x2 + x - 1

P(x) = 8x3 - 6x2 + x - 1.

Vậy P(x) = 8x3 - 6x2 + x - 1.

b) Trong dạng thu gọn của P(x), ta thấy số mũ cao nhất của x là 3.


Câu 12:

17/07/2024

Cho đa thức R(x) = -1 975x3 + 1 945x4 + 2 021x5 - 4,5.

a) Sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến.

b) Tìm bậc của đa thức R(x).

c) Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức R(x).

Xem đáp án

a) R(x) = -1 975x3 + 1 945x4 + 2 021x5 - 4,5

R(x) = 2 021x5 + 1 945x4 - 1 975x3 - 4,5.

Vậy R(x) = 2 021x5 + 1 945x4 - 1 975x3 - 4,5.

b) Bậc của đa thức R(x) bằng 5.

c) Hệ số cao nhất của đa thức R(x) bằng 2021.

Hệ số tự do của đa thức R(x) bằng -4,5.


Câu 13:

17/07/2024

a) Tính giá trị của biểu thức đại số 3x - 2 tại x = 2.

b) Tính giá trị của đa thức P(x) = - 4x + 6 tại x = -3.

Xem đáp án

a) Thay x = 2 vào biểu thức trên ta có 3 . 2 - 2 = 4.

b) Thay x = -3 vào biểu thức trên ta có P = -4 . (-3) + 6 = 18.


Câu 14:

17/07/2024

Cho đa thức P(x) = x2 - 3x + 2. Tính P(1), P(2).

Xem đáp án

Ta có:

P(1) = 12 - 3 . 1 + 2 = 0.

P(2) = 22 - 3 . 2 + 2 = 0.


Câu 15:

17/07/2024

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) x = 4 và x = -4 là nghiệm của đa thức P(x) = x2 - 16.

b) y = -2 là nghiệm của đa thức Q(y) = -2y3 + 4.

Xem đáp án

a) Ta có:

P(4) = 42 - 16 = 0.

P(-4) = (-4)2 - 16 = 0.

Ta thấy P(x) = 0 tại x = 4 và x = - 4.

Do đó phát biểu này là phát biểu đúng.

b) Ta có Q(-2) = -2 . (-2)3 + 4 = -2 . (-8) + 4 = 20.

Do đó phát biểu này là phát biểu sai.


Câu 16:

19/07/2024

Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó.

a) -2x.                             b) - x2 - x + 12.                         c) 4x2+1 + x2.

d) y2 - 3y + 1                   e) - 6z + 8.                                g) -2t2021 + 3t2020 + t - 1.

Xem đáp án

a) Biểu thức -2x là đa thức một biến x với bậc bằng 1.

b) Biểu thức - x2 - x + 12 là đa thức một biến x với bậc bằng 2.

c) Biểu thức 4x2+1 + x2 không phải đa thức một biến.

d) Biểu thức y2 - 3y + 1 không phải đa thức một biến.

e) Biểu thức - 6z + 8 là đa thức một biến z với bậc bằng 1.

g) Biểu thức -2t2021 + 3t2020 + t - 1 là đa thức một biến t với bậc bằng 2 021.


Câu 18:

17/07/2024

Cho hai đa thức:

P(y) = -12y4 + 5y4 + 13y3 - 6y3 + y - 1 + 9;

Q(y) = -20y3 + 31y3 + 6y - 8y + y - 7 + 11.

a) Thu gọn mỗi đa thức trên rồi sắp xếp mỗi đa thức theo số mũ giảm dần của biến.

b) Tìm bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của mỗi đa thức đó.

Xem đáp án

a) Ta có:

P(y) = -12y4 + 5y4 + 13y3 - 6y3 + y - 1 + 9

P(y) = (-12y4 + 5y4) + (13y3 - 6y3) + y + (-1 + 9)

P(y) = -7y4 + 7y3 + y + 8.

Q(y) = -20y3 + 31y3 + 6y - 8y + y - 7 + 11

Q(y) = (-20y3 + 31y3) + (6y - 8y + y) + (-7 + 11)

Q(y) = 11y3 - y + 4.

b) Đa thức P(y) có bậc bằng 4, hệ số cao nhất bằng -7, hệ số tự do bằng 8.

Đa thức Q(y) có bậc bằng 3, hệ số cao nhất bằng 11, hệ số tự do bằng 4.


Câu 20:

22/07/2024

Kiểm tra xem:

a) x = 2, x = 43 có là nghiệm của đa thức P(x) = 3x - 4 hay không;

b) y = 1, y = 4 có là nghiệm của đa thức Q(y) = y2 - 5y + 4 hay không.

Xem đáp án

a) Ta có:

P(2) = 3 . 2 - 4 = 2.

P43 = 3 . 43 - 4 = 0.

Do đó x = 2 không phải nghiệm của đa thức P(x), x = 43 là nghiệm của đa thức P(x).

b) Ta có:

Q(1) = 12 - 5 . 1 + 4 = 0.

Q(4) = 42 - 5 . 4 + 4 = 0.

Do đó y = 1, y = 4 là nghiệm của đa thức Q(y).


Câu 22:

17/07/2024

Nhà bác học Galileo Galilei (1564 - 1642) là người đầu tiên phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian chuyển động. Quan hệ giữa quãng đường chuyển động y (m) và thời gian chuyển động x (giây) được biểu diễn gần đúng bởi công thức y = 5x2. Trong một thí nghiệm vật lí, người ta thả một vật nặng từ độ cao 180 m xuống đất (coi sức cản của không khí không đáng kể).

a) Sau 3 giây thì vật nặng còn cách mặt đất bao nhiêu mét?

b) Khi vật nặng còn cách mặt đất 100 m thì nó đã rơi được thời gian bao lâu?

c) Sau bao lâu thì vật chạm đất?

Xem đáp án

 a) Sau 3 giây thì vật nặng rơi được 5 . 32 = 45 (m).

Sau 3 giây, vật nặng còn cách mặt đất là: 180 - 45 = 135 (m).

b) Khi vật nặng còn cách mặt đất 100 m thì nó đã rơi được: 180 - 100 = 80 (m).

Khi đó 5x2 = 80 suy ra x2 = 16 = 42 = (-4)2.

Suy ra x = 4 (do x là thời gian chuyển động nên x > 0).

Vậy khi còn cách mặt đất 100 m thì vật nặng đã rơi được 4 giây.

c) Vật chạm đất tức 5x2 = 180.

Suy ra x2 = 36 = 62 = (-6)2.

Suy ra x = 6 (do x là thời gian chuyển động nên x > 0).

Vậy sau 6 giây rơi thì vật chạm đất.


Bắt đầu thi ngay