Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 10. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác có đáp án

Bài tập Bài 10. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác có đáp án

Bài tập Bài 10. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác có đáp án

  • 125 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

21/07/2024

Quan sát Hình 97 và cho biết các đầu mút của đoạn thẳng AM có đặc điểm gì.

Media VietJack

Xem đáp án

Ta thấy điểm A là một đỉnh của tam giác ABC, điểm M là trung điểm của cạnh BC.


Câu 3:

17/07/2024

Trong Hình 101, đoạn thẳng HK là đường trung tuyến của những tam giác nào?

Media VietJack
Xem đáp án

K là đỉnh của tam giác AKC, H là trung điểm của cạnh AC nên KH là đường trung tuyến của tam giác AKC.

H là đỉnh của tam giác BHC, K là trung điểm của cạnh BC nên HK là đường trung tuyến của tam giác BHC.


Câu 5:

20/07/2024

Cho tam giác PQR có hai đường trung tuyến QM và RK cắt nhau tại G. Gọi I là trung điểm của cạnh QR. Chứng minh rằng ba điểm P, G, I thẳng hàng.

Xem đáp án

Media VietJack

Tam giác PQR có hai đường trung tuyến QM và RK cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác PQR.

I là trung điểm của cạnh QR nên PI là đường trung tuyến của tam giác PQR.

Các đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua trọng tâm của tam giác nên P, G, I thẳng hàng.


Câu 7:

17/07/2024

Cho tam giác ABC. Ba đường trung tuyến AM, BN, CP đồng quy tại G. Chứng minh:

GA + GB + GC = 23(AM + BN + CP).

Xem đáp án

Media VietJack

Tam giác ABC có ba đường trung tuyến AM, BN, CP cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.

Khi đó GA = 23AM; GB = 23BN; GC = 23CP.

Do đó GA + GB + GC = 23AM + 23BN + 23CP = 23(AM + BN + CP).


Câu 8:

21/07/2024

Cho tam giác ABC cân tại A, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Chứng minh:

a) BM = CN;

b) ΔGBC cân tại G.

Xem đáp án

Media VietJack

a) Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC và ABC^=ACB^.

Do BM và CN là hai đường trung tuyến của tam giác ABC nên M là trung điểm của AC và N là trung điểm của AB.

Do đó BN = MC.

Xét ΔNBC ΔMCB có:

BN = MC (chứng minh trên).

NBC^=MCB^ (chứng minh trên).

BC chung.

Do đó ΔNBC=ΔMCB (c - g - c).

Suy ra BM = CN (2 cạnh tương ứng).

b) Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.

Khi đó GB = 23BM; GC = 23CN.

Mà BM = CN nên GB = GC.

Tam giác GBC có GB = GC nên tam giác GBC cân tại G.


Câu 9:

21/07/2024

Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MG. Chứng minh:

a) GA = GD;

b) ΔMBG=ΔMCD;

c) CD = 2GN.

Xem đáp án

Media VietJack

a) Tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.

Khi đó GM = 12GA.

Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MG nên M là trung điểm của GD.

Suy ra GM = 12GD.

Vậy GA = GD.

b) Do M là trung điểm của GD nên MG = MD.

Xét ΔMBG ΔMCD có:

MB = MC (theo giả thiết).

GMB^=DMC^ (2 góc đối đỉnh).

MG = MD (chứng minh trên).

Do đó ΔMBG=ΔMCD (c - g - c).

c) Do ΔMBG=ΔMCD (c - g - c) nên CD = BG (2 cạnh tương ứng).

Do G là trọng tâm của tam giác ABC nên BG = 2GN.

Mà CD = BG nên CD = 2GN.


Bắt đầu thi ngay