Trắc nghiệm Vật Lý 7 Bài 18 (có đáp án): Hai loại điện tích
-
555 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
15/07/2024Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân ⇒ Đáp án C
Câu 2:
22/07/2024Chọn phát biểu sai:
Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau ⇒ Đáp án B
Câu 3:
20/07/2024Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
Sau khi cọ xát thanh thủy tinh với lụa thì thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm ⇒ Đáp án A.
Câu 4:
12/07/2024Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
- Hạt nhân của nguyên tử mang điện dương, lớp vỏ của nguyên tử mang điện âm.
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
⇒ Đáp án A
Câu 5:
22/07/2024Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
Lúc đầu thanh chưa nhiễm điện, sau đó nhiễm điện dương nên thanh bị mất bớt electron ⇒ Đáp án B
Câu 6:
23/07/2024Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
Vì a hút b nên a và b trái dấu
b hút c nên b và c trái dấu ⇒a và c cùng dấu
c đẩy d nên c và d cùng dấu ⇒ a, c, d cùng dấu
Vậy b trái dấu với a, c, d ⇒ Đáp án C
Câu 7:
23/07/2024Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là:
Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là bằng nhau ⇒ Đáp án A
Câu 8:
14/07/2024Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương gọi là vật trung hòa về điện.
⇒ Đáp án A
Câu 9:
23/07/2024Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
Mảnh lụa và mảnh len nhiễm điện trái dấu nên đưa lại gần nhau thì hút nhau
⇒ Đáp án B
Câu 10:
13/07/2024Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai:
Khi bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa bị nhiễm điện do đó mới hút được các vật nhẹ ⇒ Đáp án D
Câu 11:
19/07/2024Trong cấu tạo nguyên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
Đáp án C
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Câu 12:
15/07/2024Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có:
Đáp án A
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
⇒ Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân
Câu 13:
23/07/2024Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
Đáp án A
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
⇒ Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân.
Câu 14:
23/07/2024Chọn phương án sai?
Đáp án C
A, B, D – đúng
C – sai vì: Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Câu 15:
16/07/2024Chọn phương án đúng?
Đáp án C
A – sai vì: Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
B – sai vì: Nguyên tử gồm các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân và hạt nhân mang điện tích dương
C – đúng
D– sai vì: Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân.
Câu 16:
22/07/2024Chọn phát biểu sai:
Đáp án B
B – sai vì: Hạt nhân không thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
Câu 17:
20/07/2024Chọn câu phát biểu sai:
Đáp án B
B – sai vì: Các vật trung hòa về điện là các vật có điện tích nhưng có tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của các hạt nhân cấu tạo nên vật.
Câu 18:
15/07/2024Chọn câu giải thích đúng:
Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
Đáp án D
Trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ vì:
+ Thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
+ Thanh nhựa trung hòa về điện
Mẩu giấy trung hòa về điện
Câu 19:
21/07/2024Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, thước nhựa mang điện âm:
Đáp án B
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa.
Câu 20:
22/07/2024Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, thanh thủy tinh mang điện dương, thì:
Đáp án A
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh mất bớt electron.
Câu 21:
19/07/2024Một quả cầu A có khối lượng đáng kể và nhiễm điện tích dương, quả cầu B có khối lượng đáng kể và trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì:
Đáp án C
Vì quả cầu B trung hòa về điện và có khối lượng đáng kể nên khi đưa hai quả cầu lại gần sẽ không xảy ra tương tác điện, chúng không đẩy cũng không hút nhau. Các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ như mẩu giấy vụn
Câu 22:
23/07/2024Chọn câu đúng:
Đáp án C
A – sai vì: Nếu vật A mang điện tích dương , vật B mang điện tích âm thì A và B hút nhau.
B – sai vì: Nếu vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương thì chúng hút nhau.
C – đúng
D – sai vì: Nếu vật A mang điện tích dương và vật B mang điện tích dương thì A và B đẩy nhau.
Câu 23:
22/07/2024Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:
Đáp án C
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Câu 24:
18/07/2024Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là :
Đáp án B
Trong nguyên tử, êlectrôn có thể dich chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
Câu 25:
12/07/2024Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
Đáp án D
Giải thích: Bình thường một nguyên tử trung hòa về điện, tức là có số electron (mang điện tích âm) bằng số điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử. Vật trong hòa về điện khi được cấu tạo từ các nguyên tử trung hòa về điện, hay tổng số electron bằng tổng số điện tích dương trong hạt nhân, hay tổng các điện tích âm bằng tổng các điện tích dương.
Câu 26:
13/07/2024Gọi – e là điện tích của một electron. Biết nguyên tử Oxi có 8 electron chuyển động xung quanh nhân. Điện tích của hạt nhân Oxi là
Đáp án A
Giải thích: - Vì nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số eletron bằng số hạt mang điện dương trong hạt nhân.
- Vì Oxi có 8 electron ở lớp vỏ, tức là điện tích lớp vỏ là -8e, vì vậy hạt nhân có điện tích +8e.
Câu 27:
16/07/2024Hai vật nhỏ hút nhau, ta có thể kết luận gì
Đáp án D
Giải thích:
TH 1: Các vật nhiễm điện có thể hút các vật khác, vì vậy nếu 1 trong hai vật nhiễm điện thì có thế hút nhau.
TH 2: Khi hai vật nhiễm điện trái dấu thì chún hút nhau.
Vì vậy cả ba trường hợp đều có thể xảy ra.
Câu 28:
17/07/2024Lấy một vật nhiễm điện đưa lại gần một quả cầu treo trên sợi tơ mảnh, thấy quả cầu bị đẩy ra xa. Phát biểu nào là đúng?
Đáp án C
Giải thích: Ta có, Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, nhiễm điện trái dấu thì hút nhau.
Vì quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện nên chỉ có thể kết luận hai vật nhiễm điện cùng dấu, không thể kết luận mang điện âm hay dương.
Câu 29:
10/07/2024Khi hai vật đẩy nhau, ta có thể kết luận
Đáp án B
Giải thích: Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, nhưng không thể kết luận ngay chúng cùng mang điện âm hay dương.
Câu 30:
11/07/2024Theo quy ước, sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thủy tinh là điện tích dương. Kết luận nào sai?
Đáp án D
Giải thích: Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron, vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron. Khi cọ xát thủy tinh với lụa thì electron di chuyển từ thủy tinh sang lụa, nên lụa nhiễm điện âm, thủy tinh nhiễm điện dương. Hai vật nhiễm điện trái dấu đưa lại gần nhau thì hút nhau.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Vật Lý 7 Bài 2(có đáp án): Bài tập hai loại điện tích (phần 2)
-
25 câu hỏi
-
39 phút
-
-
Trắc nghiệm Hai loại điện tích có đáp án (Thông hiểu)
-
18 câu hỏi
-
20 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Bài 18: Hai loại điện tích (554 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Bài 24: Cường độ dòng điện (961 lượt thi)
- Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát (824 lượt thi)
- Bài 30: Tổng kết chương III: Điện học (717 lượt thi)
- Bài 25: Hiệu điện thế (553 lượt thi)
- Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện (528 lượt thi)
- Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện (520 lượt thi)
- Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện (487 lượt thi)
- Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại (482 lượt thi)
- Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện (480 lượt thi)
- Bài 29: An toàn khi sử dụng điện (425 lượt thi)